Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 4
XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO 4
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 4
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 6
1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 7
1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái 7
1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 7
1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 8
1.1.2.6. Yếu tố khác 8
1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 9
1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản 9
1.2.2. Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản 12
1.2.3. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 19
1.3. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 22
1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 23
1.4.1. Những lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 23
1.4.2. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ, nguồn nhập khấu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 24
1.4.2.1. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản 24
1.4.2.2. Các quy định về việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 26
1.4.2.3. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 28
1.4.3. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2006 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 31
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 31
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 31
2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 34
2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 39
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam 39
2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam 42
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 45
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 45
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản 48
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 56
2.4.1. Những thành tựu đạt được 56
2.4.2. Những hạn chế 58
2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước 58
2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp 64
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 67
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2020 69
3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số quốc gia 69
3.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc 69
3.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Malaysia 74
3.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia 77
3.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 80
3.2.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020 80
3.2.1.1. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 80
3.2.1.2. Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 81
3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 83
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO 87
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước 87
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 87
3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài 88
3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh. 89
3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 90
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản 94
3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 96
3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 98
3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ. 98
3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản 98
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp 99
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn 99
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm 101
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề. 102
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

8,64 triệu USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2004 là 152,3 triệu USD, trong đó các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu cũng tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng với kim ngạch xuất khẩu là 26,34 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Hai loại sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu ngang nhau đạt khoảng 13% là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ (đạt kim ngạch xuất khẩu 19,2 triệu USD) và sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp (đạt kim ngạch 20,1 triệu USD). Ghế và hàng thủ công mỹ nghệ là hai loại sản phẩm gỗ đạt tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Ghế đạt kim ngạch xuất khẩu là 13,7 triệu USD, chiếm 9%. Hàng thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch xuất khẩu 11,43 triệu USD, chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Dăm gỗ và ván sàn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, nhưng đây là những sản phẩm rất có tiềm năng.
Năm 2005, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có sự chuyển biến rõ rệt. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dăm gỗ, với kim ngạch xuất khẩu là 54,9 triệu USD đạt tỷ trọng 22,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Những năm trước, xuất khẩu dăm gỗ chỉ đạt tỷ trọng 1%, năm 2005, dăm gỗ đã vươn lên đứng thứ nhất trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản do nhu cầu về dăm gỗ của thị trường Nhật Bản hàng năm rất lớn và sản phẩm này của Việt Nam đã tìm được con đường xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Nhật. Những năm sau nữa, dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ vẫn tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao.
Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ đạt tỷ trọng 18% với kim ngạch xuất khẩu là 43,25 triệu USD. Đây là sản phẩm vẫn luôn giữ được tỷ trọng xuất khẩu khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 33,58 triệu USD; chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật năm 2005. Sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng từ năm 2002 đến năm 2004 đều đạt sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất. Năm 2005, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng tuy đứng vị trí thứ ba nhưng vẫn là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản.
Các sản phẩm ghế, gỗ ván, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, hàng thủ công mỹ nghệ đạt tỷ trọng từ 3% đến 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ghế đạt 12,15 triệu USD, chiếm 5%. Xuất khẩu sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu là gần 9 triệu USD, chiếm gần 4% tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Sản phẩm gỗ ván sàn đạt kim ngạch xuất khẩu 7,5 triệu USD (chiếm 3,1%); hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ có kim ngạch xuất khẩu là 6,1 triệu USD (chiếm 2,5%). Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác sang Nhật Bản là 75,6 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2005.
Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản năm 2006, sản phẩm dăm gỗ, gỗ đai thùng, gậy là đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt trên 68,6 triệu USD, chiếm 23,54% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm dùng trong phòng ngủ, đạt kim ngạch xuất khẩu là 51,12 triệu USD, chiếm 17,54% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao, đạt 33,58 triệu USD đứng vị trí thứ ba là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là gần 12%. Các sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá là ghế đạt 16,35 triệu USD, chiếm 5,61%; sản phẩm gỗ ván đạt 13,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5%; sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu 12 triệu USD, chiếm 4,12%; sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu là gần 5 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên đã chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, còn lại 30% là các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác. Tóm lại, các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm gỗ nội thất như ghế, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, sản phẩm gỗ dùng trong phòng khách, phòng ăn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, gỗ ván. Đặc biệt, dăm gỗ Việt Nam hiện nay là sản phẩm rất có vị thế tại thị trường Nhật Bản và cũng là sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất trong hai năm gần đây của Việt Nam sang Nhật Bản.
Cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu hơn nữa nhằm tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đặc điểm các hình thức phân phối đồ gỗ tại Nhật Bản:
Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán đồ gỗ gia dụng. Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng có thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ.
Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1500 m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoá tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Một là, tăng kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng qua các năm từ 1999 đến nay. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản mới chỉ đạt gần 47,5 triệu USD, đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đã đạt 85 triệu USD, tăng gần gấp gôi kim ngạch năm 1999. Tiếp theo, các năm sau, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng tăng đều. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 96 triệu USD; năm 2002, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt gần hơn 117 triệu USD; năm 2003 đạt trên 136 triệu USD; năm 2004 đạt 152,3 triệu USD; năm 2005 đạt 243 triệu USD, tăng gần gấp ba lần so với n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status