Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU –NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
II. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 6
1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 6
1.1. Nghiên cứu thị trường 6
1.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 6
1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 7
1.4. Đàm phán và ký kết 7
1.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 8
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10
2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10
2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11
2.3. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 11
2.4. Xuất khẩu tại chỗ 12
2.5. Gia công quốc tế 12
2.6. Buôn bán đối lưu 12
2.7. Tạm nhập tái xuất 13
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 14
1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 14
1.1. Môi trường luật pháp 14
1.2. Môi trường chính trị 15
1.3. Môi trường kinh tế 15
1.4. Môi trường cạnh tranh 16
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
2.1. Trình độ quản lý 17
2.2. Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu 17
2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường 18
2.4. Các yếu tố khoa học cộng nghệ 18
IV. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 21
I. VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 21
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN
VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 22
1. Môi trường doanh ở Nhật Bản 22
1.1. Môi trường kinh tế 22
1.2. Quy định luật pháp đối với hàng nhập khẩu 24
1.3. Hệ thống phân phối 25
1.4. Thói quen tiêu dùng một số mặt hàng của người dân Nhật Bản 26
1.5. Thuế nhập khẩu một số mặt hàng vào Nhật Bản 27
2. Thị trường thủy sản của Nhật Bản 29
2.1. Đôi nét về thủy sản Nhật Bản 29
2.2. Tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở Nhật Bản 31
2.3. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 32
2.4. Hệ thống phân phối thủy sản 35
2.5. Những điều cần chú ý khi thâm nhập vào thị trường thủy sản
Nhật Bản 36
3. Tình hình xuất khẩu hàng hóa vào thị trừơng Nhật Bản 38
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 40
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 40
2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản 41
3. Phân tích cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu 45
4. Tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của hàng thủy sản
của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 47
5. Hình thức xuất khẩu 51
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 52
1. Thành công 52
Một là, duy trì được thị trương trong tình hình khó khăn 52
Hai là, chất lượng thủy sản xuất khẩu được cải thiện 52
2. Tồn tại và những nguyên nhân cần khắc phục 53
2.1. Tồn tại 53
Một là, thiếu thông tin về thị trường thủy sản Nhật Bản 53
Hai là, cơ cấu xuất khẩu đơn giản 54
Ba là, sản phẩm của nước ta chưa có được hình ảnh tốt trên thị trường
Nhật Bản 54
Bốn là, khả năng cạnh tranh về giá giảm 55
Năm là, mặt hàng thủy sản của nước ta chưa đa dạng, giá trị sản phẩm
và giá trị gia tăng chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh 56
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 57
Một là, mất cân đối giữa trình độ công nghệ còn thấp và yêu cầu chất
lượng ngày càng cao của thị trường Nhật Bản 57
Hai là, nguồn cung cấp nguyên liệu bấp bênh 58
Ba là, hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu 58
Bốn là, hình thức xuất khẩu đơn giản 58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 60
I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN TỚI NĂM 2005 60
1. Dự báo về tiêu thụ 60
2. Dự báo về thị hiếu tiêu thụ 60
3. Dự báo về xu hướng nhập khẩu 61
4. Dự báo về giá 62
II. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN TỚI NĂM 2005 63
1. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường
Nhật Bản 63
2. Kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản của một số công ty đã thành
công trên thị trường Nhật Bản Tăng kim ngạch xuất khẩu 64
2.1. Công ty Greenland quốc tịch Anh 64
2.2. Công ty Icicle Seafood quốc tịch Mỹ 65
2.3. Công ty American Seafood quốc tịch Mỹ 65
3. Định hướng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản 65
3.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu 66
3.2. Đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu 66
3.3. Phấn đấu tăng giá bán 67
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 67
1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 67
1.1. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản 68
1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến 69
1.3. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến, tăng cường áp dụng
các hệ thống chất lượng ISO, HACCP 70
1.4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản 72
1.5. Mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để đáp ứng các đơn hàng lớn 73
2. Một số kiến nghị với Nhà nước 74
2.1.Xúc tiến nhanh quá trình ký kết thỏa thuận về việc Chính phủ
Nhật Bản dành cho hàng hóa Việt Nam quy chế MFN đầy đủ 74
2.2. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng
thủy sản 75
2.3. Tăng cường hỗ trợ tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản sang
Nhật Bản 75
2.4. Thu hút đầu tư từ Nhật Bản với lý do xuất khẩu trở lại 77
KẾT LUẬN 78
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khẩu vào thị trường Nhật Bản có nguồn gốc rất đa dạng. Khi vào bất kì một siêu thị nào bán hàng thuỷ sản, người ta đều choáng ngợp trước sự đa dạng về nguồn gốc của hàng thuỷ sản nhập khẩu
2.4. Hệ thống phân phối thủy sản
Đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản có một hệ thống phân phối đặc trưng riêng.
Biểu đồ 7: Hệ thống phân phối thuỷ sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản
Nhà xuất khẩu nước ngoài
Người tiêu dùng
Các nhà bán lẻ, các khách sạn, các nhà hàng
Các nhà chế biến
Các công ty thương mại,
Các nhà nhập khẩu
Các nhà bán buôn
Nguồn: JETRO- Sách hướng dẫn về Marketing với các sản phẩm nhập khẩu năm 2000.
Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải qua khá nhiều tầng lớp trung gian. Tuy nhiên, hiện nay đã có sự cách tân lớn theo hướng tăng xuất khẩu trực tiếp hàng thuỷ sản, hạn chế các khâu trung gian để đảm bảo một mức giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Với những sản phẩm đi thẳng đến các nhà bán lẻ hay các nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng rất cao.
Từ những đặc trưng đã nêu trên, ta thấy rằng thị trường thủy sản Nhật Bản có nhiều thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, xu hướng nhập khẩu, kênh phân phối để phù hợp với tình trạng kinh tế sau cuộc khủng hoảng.
2.5. Những điều chú ý khi xâm nhập thị trường thuỷ sản Nhật Bản
Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản các nhà sản xuất và xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ các quy định trong Bộ Luật vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, đặc biệt là các quy định cấm đưa sản phẩm thực phẩm bị phân hủy, chứa độc tố, chứa vi sinh vật gây bệnh, chứa tạp chất; thực phẩm công nghệ mới có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng; thực phẩm có chứa phụ gia không thuộc danh mục cho phép, thực phẩm trong bao gói chứa thành phần gây độc; thực phẩm được sản xuất trong điều kiện không đủ tiêu chuẩn quy phạm trong chế biến, bảo quản, vận chuyển ....
Điều 16 - Bộ Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản yêu cầu các nhà nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo nhập khẩu theo mẫu quy định tới trạm vệ sinh phòng dịch tại cửa khẩu, tại địa danh nhập khẩu. Các thông tin trong thông báo nhập khẩu kèm theo các chứng từ như giấy chứng nhận chất lượng, các phiếu phân tích tự nguyện và các dữ liệu trước đây liên quan đến chủng loại hàng hóa và nhà sản xuất được xem xét để trạm vệ sinh phòng dịch quyết định có lấy mẫu kiểm nghiệm hay không.
Thực phẩm nhập khẩu lần đầu hay có dấu hiệu vi phạm luật vệ sinh thực phẩm là đối tượng kiểm tra bắt buộc. Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởi phòng kiểm nghiệm do Bộ Y tế và Phúc lợi chỉ định.
Trong trường hợp thực phẩm đã được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm của nước xuất khẩu được Bộ Y tế ủy quyền và kết quả phân tích phù hợp với các quy định thì được miễn kiểm tra. Tuy nhiên, các chỉ tiêu được xem xét đánh giá có sự thay đổi trong quá trình vận chuyển sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp sản phẩm được nhập khẩu liên tục vào Nhật Bản, nếu kiểm tra kết quả lần đầu không vi phạm thì việc lấy mẫu kiểm tra lại trong những lần nhập tiếp theo được áp dụng trong khoảng thời gian theo quy định.
Để kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhật Bản đưa ra hệ thống tiêu chuẩn tương đối chi tiết cho từng nhóm sản phẩm bao gồm tiêu chuẩn về thành phần thực phẩm, về quá trình chế biến và bảo quản. Ví dụ: thực phẩm nói chung không được chứa dư lượng thuốc kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, không được chiếu xạ, không dùng nước đá không an toàn để bảo quản. Thực phẩm sơ chế đông lạnh phải xử lý nhiệt trước khi ăn không chứa quá 3.000.000 tạp khuẩn/ gam, bao bì phải sạch, không ngấm nước ....
Các nhà nhập khẩu cũng nên nhận thức rằng thị trường Nhật Bản rất khắt khe với chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn liên quan. Phải đảm bảo rằng hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường cả về kích cỡ cũng như độ tươi, màu sắc của sản phẩm. Vì đây là yếu tố quan trọng để tiêu thụ được hàng, sẽ rất có hiệu quả nếu xuất sang Nhật Bản những lô hàng đa dạng về chủng loại. Với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản cần hoàn tất thủ tục kiểm dịch từ khi nhập khẩu để tránh mất thời gian. Vì hàng từ Việt Nam bị coi là có nguy cơ có nạn dịch tả. Luật kiểm dịch cũng quy định hàng thuỷ sản từ nước đã có nạn dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện có vi khuẩn sẽ bị huỷ hay trả lại.
Bảng 5: Những nước đã có nạn dịch tả
Khu vực
Quốc gia và vùng lãnh thổ
Châu Phi
Angola, Peru, Bukina Faso, Burudi, Cameroon
Châu Mỹ
Argentina, Bolivia, Brazil, Chile
Châu á
Afganistan, Blutan, Cambodia, China, India, Iran, Laos, Malayxia, Mianma, Nepan, Philippine, Srilanca, Việt Nam.
Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản
Luật vệ sinh thực phẩm yêu cầu sản phẩm phải có đủ các thông tin trên bao bì sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
3. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang Nhật Bản
Một thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn như thị trường Nhật Bản luôn có sức hấp dẫn với các doanh nghiệp trên thế giới. Từ năm 1990 đến nay, Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với một số sản phẩm chính như thủy sản, hàng dệt may, dầu thô, giày dép, gạo...(chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm). Từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản năm sau luôn cao hơn năm trước hơn 20%, trong đó 1995 đạt tốc độ cao nhất là 27%. Tuy nhiên, từ 1997 trở lại đây lại có nhiều biến động.
Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản dưới đây ta thấy, ba sản phẩm truyền thống Việt Nam xuất sang Nhật Bản là dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản. Các mặt hàng này cũng nằm trong số các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt nam. Chỉ riêng ba mặt hàng này đã thường xuyên chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Do những nguyên nhân nêu trên, năm 1997 thuỷ sản và dệt may vẫn tăng, riêng dầu thô bắt đầu có biểu hiện chững lại với kim ngạch xuất khẩu giảm 4,6%. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của cả ba mặt hàng này đều giảm đáng kể. Cụ thể, thủy sản và hàng dệt may giảm trên 13%, đáng chú ý là dầu thô giảm mạnh tới 99,7%. Nhưng năm 1999 và 2000, thuỷ sản chỉ tăng nhẹ còn hàng dệt may và dầu thô lại tăng mạnh.
Cơ cấu hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản tương đối đơn giản, diện mặt hàng khá hẹp, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, chất lượng thì chưa mang tính cạnh tranh cao. Điều này lý giải cho việc giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thường thấp hơn một số nước khác. Tuy nhiên, một số sản phẩm Việt Nam nếu xét riêng lẻ lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản –Việt Nam, là một trong số 5 nước xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status