Báo cáo thực tập Nâng cấp và bảo trì PC - pdf 16

Download miễn phí Báo cáo thực tập Nâng cấp và bảo trì PC



- - - MỤC LỤC - - -
 
 
Lời mở đầu
Phần một : Cơ quan tiếp nhận thực tập.
1. Tổ chức cơ quan.
2. Đơn vị bố trí thực tập.
3. Sơ đồ tổ chức cơ quan.
4. Nhận xét chung.
5. Cơ sở vật chất.
6. Hướng phát triển của Công ty.
Phần hai : Nội dung thực tập.
1. Công việc được giao.
2. Tự đánh giá công việc hiệu quả , bản thân
3. Thu hoạch.
 
Phần ba : Đề tài thực tập (bảo trì).
I. Giới thiệu đôi nét về máy tính.
1. Cấu trúc chung của máy tính
2. Cấu trúc bên trong của máy tính
II. Quy trình lắp giáp và kiểm tra máy tính.
1. Công tác chuẩn bị.
2. Lắp ráp phần cứng.
3. Phần mềm.
I. BẢO TRÌ
I. Những điều cần lưu ý khi tiến hành bảo trì hệ thống thiết bị điện tử tin học.
II. Bảo trì và nâng cấp PC.
III. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.
1. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.
2. Một số hỏng hóc cụ thể và cách sửa ổ đĩa.
3. Một số điểm cần lưu ý trong việc sửa chữa máy tính.
IV. Thu hoạch thực tập.
V. Nguyên tắc khi sửa chữa máy vi tính
Kết luận. Trang
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chặt chẽ cho các hoạt động nhằm làm tăng tốc độ và hiệu suất tổng thể của máy tính.
Ngoài CPU và CHIP SET một số bo mạch chủ thế hệ cũ còn chứa một chíp dùng để hỗ trợ và năng cao chức năng của một số CPU thế hệ cũ. Nhiều ứng dụng sử dụng chip này được gọi là bộ đồng xử lý để tăng hiệu suất cho số chức năng toán học của CPU.
* Các thiết bị lưu trữ
Ngoài thiết bị lưu trữ tạm thời là RAM đã kể trên còn có các thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài. Các dữ liệu và các chỉ thị được lưu dữ lâu dài trên các thiết bị này. Bốn thiết bị lưu trữ thứ cấp thông dụng nhất bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, các ổ đĩa zíp và các ổ đĩa CD - ROM.
Ổ đĩa cứng chứa các đĩa từ có thể quay với tốc độ cao. Khi đĩa này quay, một thanh ngang được gắn vào một đầu đọc đĩa đưa thanh ngang qua các đĩa, vừa thực hiện việc viết dữ liệu lên chúng vừa thực hiện việc đọc các dữ liệu có sẵn từ chúng. Một thiết bị lưu trữ thứ cấp khác là một ổ đĩa mềm. Các dạng đĩa mềm có hai dạng phổ biến : 3.5 inch và 5.25 inch. Các đĩa 3.5 inch mới hơn sử dụng công nghệ tiên tiến và thực sự lưu giữ được nhiều dữ liệu hơn các đĩa 5,25 inch.
* Các thiết bị xuất / nhập
Các thiết bị này giao tiếp với những thứ nằm trong vỏ máy tính thông qua các dây dẫn được nối kết với máy tính tại một điểm nối kết gọi là cổng . Các thiết bị này gửi các dữ liệu hay các chỉ thị tới máy tính và tiếp nhận chúng từ máy tính. Các thiết bị nhập thông dụngh nhất là bàn phím và chuột, các thiết bị xuất thông dụng nhất là monitor và máy in.
Các thiết bị nhập :
Bàn phím là thiết bị chủ yếu của máy tính bao gồm 102 phím, một số bàn phím được trang bị thêm một cổng dành cho chuột
Chuột là một thiết bị trỏ cho phép người di chuyển một con trỏ trên màn hình và lựa chọn các hạng mục trên màn hình. Phần đáy chuột chứa một viên bi được dùng để giám sát sự dịch chuyển và kiểm soát vị trí của con trỏ. Các nút thứ nhất, thứ hai, thứ ba trên bề mặt của chuột phục vụ mục đích khác nhau .
Các thiết bị xuất :
Monitor là thiết bị nhìn dùng để hiển thị các thông tin quan trọng của máy tính. Trước kia tất cả các monitor đều thuộc loại đơn sắc nhưng ngày nay chúng có thể hiển thị các văn bản và các hình ảnh bằng rất nhiều màu sắc.
Máy in là thiết bị xuất khá quan trọng. Nó sẽ in ra các dữ liệu trên giấy. Các máy in thông dụng nhất ngày nay gồm các máy in phun, máy in lazer và máy in ma trận điểm.
II. QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ KIỂM TRA MÁY TÍNH
1. Công tác chuẩn bị
a. Liên hệ với người viết đơn đặt hàng để biết:
- Cấu hình của máy cần lắp .
- Hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng cần cài đặt cho máy.
- Các lưu ý cần thiết khác ( thời gian giao máy…)
b. Kiểm tra kỹ vật tư được giao để biết :
- Vật tư đã cấu hình để lắp chưa ?
- Vật tư đã được dán tem bảo hành chưa ?
- Vật tư có dấu vết gì đặc biệt không?
c. Khử điện áp tĩnh điện :
- Chạm tay vào nơi có điện áp tĩnh điện bằng không so với đất (như sờ vào ống dẫn nước, khung cửa sắt …) bằng cách này sẽ tránh được những hỏng hóc do áp tĩnh điện lên các IC của các thiết bị khi chạm tay vào.
- Sau khi hoàn thành ba công đoạn này thì tiến hành lắp ráp và cài đặt máy tính theo các bước sau:
2. Lắp ráp phần cứng :
a. Kiểm tra nguồn case.
- Cấp điện cho case, tắt và bật nguồn nhiều lần để biết nguồn có làm việc bình thường không.
b. Lắp các ổ đĩa vào case :
- Lắp ổ đĩa mềm vào case
- Lắp ổ đĩa cứng vào case
- Lắp ổ đĩa CD ROM vào case
- Lắp ổ đĩa khác vào case
Khi lắp các ổ đĩa chú ý chọn loại đúng kích cỡ, lắp cân đối, đảm bảo mỹ quan.
c. Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case:
- Lắp RAM, CPU vào Mainboard. Khi lắp phải chú ý lựa cắm cho chuẩn, các lẫy khoá phải ăn khớp .
- Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case, khi lắp phải chú ý lắp các giá nhựa cho Mainboard, các cách điện bằng nhựa cho ốc vít khi vặn.
d. Lắp các cáp nguồn và tín hiệu :
- Lắp cáp tín hiệu từ Mainboard đến các ổ đĩa và đến các cổng (nếu có) khi cắm chú ý đến chiều của cáp .
- Lắp cáp tín hiệu từ case đến Mainboard và các ổ đĩa, rất chú ý đến chiều nguồn của cáp .
e. Kiểm tra :
- Kiểm tra xem có bị chạm, chập vào case không ?
- Kiểm tra xem các cáp tín hiệu và nguồn đã cắm đúng chiều chưa ?
Nếu kiểm tra đã đạt yêu cầu thì bắt đầu bước tiếp theo .
g. Bật tắt máy nhiều lần, mỗi lần kiểm tra cấu hình máy để chắc chắn rằng máy tính về phần cứng là đã làm việc bình thường.
h. Bỏ các cáp tín hiệu, cáp nguồn cho gọn .
- Chú ý tránh để cáp nguồn, cáp tín hiệu sa vào các cánh quạt toả nhiệt.
- Bó cáp phải đẹp và công nghiệp .
Nếu phần này đạt yêu cầu thì chuyển sang cài đặt phần mềm .
3. Phần mềm :
a. Fdisk, format ổ đĩa cứng, copy các bộ cài đặt cần thiết vào một thư mục nhất định trên ổ đĩa cứng ( copy bộ cài đặt mẫu)
Chú ý rằng đĩa chứa hệ điều hành để thực hiện các lệnh fdisk, format và copy bộ cài đặt đĩa sạch (đĩa sạch là đĩa không bị virus).
b. Cài đặt hệ điều hành .
- Cài đặt hệ điều hành như trong đơn đặt hàng
- Cài driver cho các thiết bị trong hệ điều hành .
- Kiểm tra hệ điều hành sau khi đã cài đặt xong. Việc kiểm tra hệ điều hành được thực hiện bằng việc kiểm tra các thiết bị có trong máy tính của hệ điều hành. Bằng giao diện có sẵn hay có sau khi cài driver của thiết bị trong hệ điều hành để điều khiển thiết bị và xem thiết bị có làm việc bình thường không ? Nếu tất cả các thiết bị được điều khiển bình thường thì hệ điều hành đã được cài đặt tốt. Kiểm tra điều khiển các thiết bị : Kiểm tra điều khiển cạc màn hình :
- Đặt các chế độ màu, độ phân giải khác nhau chạy thử một đoạn phim xem có làm việc bình thường không ?
Kiểm tra điều khiển card âm thanh :
- Chạy một file nhạc MP3, điều khiển to, nhỏ, thanh, trầm, loa phải, loa trái xem điều khiển có tốt không, âm thanh có bình thường không ?
- Kiểm tra lối vào Micro line in xem có khuếch đại được bình thường không ?
Kiểm tra com1, com 2:
- Lắp mouse vào com1, com2 xem có làm việc bình thường khôg ?
Kiểm tra P/S2 mouse:
- Lắp Mouse vào P/S2 mouse xem có việc làm bình thường không ?
Kiểm tra cổng parallel:
- Lắp máy in vào thử.
Kiểm tra CD- ROM:
- Chạy thử đĩa audio, đĩa phim, đĩa chương trình xem có chạy bình thường không ?
- Kiểm tra điều khiển xa ( nếu có )
Kiểm tra điều khiển ở đĩa mềm .
- Thử boot bằng đĩa mềm, ghi ,đọc trên đĩa mềm .
Kiểm tra cổng USB( nếu có)
Kiểm tra điều khiển các thiết bị khác ( nếu có)
c. Cài đặt phần mềm ứng dụng .
- Cài đặt phần mềm ứng dụng như đơn đặt hàng.
- Sau khi cài một phần mềm ứng dụng phải kiểm tra các chức năng của phần mềm đó .
- Sau mỗi lần cài mỗi phần mềm ứng dụng đều phải kiểm tra lại khả năng điều khiển của các thiết bị của hệ điều hành, tức là thực hiện lại từ các bước kiểm tra ở trên .
- Sau khi cài đặt xong phần mềm thì kiểm tra lần cuối .
+ Bật máy chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Tắt, bật máy theo đúng quy trình nhiều lần xem việc bật và tắt má...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status