Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông



Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉrõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩsách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo đểtìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơsở đó xác định đích cần đạt tới của cảbài vềkiến thức, kĩnăng, thái
độ. Đó chính là mục tiêu của bài.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ltimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ hay các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái
độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung
trọng tâm
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được
chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một
cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần
bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Căn cứ vào đó
để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung
dạy học trong toàn quốc.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần
đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần
giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này
thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ
dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã
dày công xây dựng.
2.2.2.3. Multimedia hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng
cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống,
hay các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc
multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ,
ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hay xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong
bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó
hay từ Internet,... hay được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh
chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia
Flash...
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt
liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm
thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần đảm bảo các
yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
2.2.2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục
hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng
và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip
khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy
khác.
2.2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hay các phần mềm trình diễn
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ
hay các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện
tử.
Tích hợp Multimedia trong trình diễn:
Để soạn một giáo án điện tử, chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm
khác nhau: Microsoft Word, FrontPage, Dreamweave, PowerPoint... bên cạnh
đó còn nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế, xử lý hình ảnh: Adobe Photoshop 7.1,
Flash 5.0...
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt
động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong
PowerPoint) hay các trang trong Frontpage hay Dreamweaver (phần mềm
thiết kế web). Sau đó xây dựng nội dung cho các slide (hay các trang). Tuỳ
theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể là văn bản, đồ
hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
 Tích hợp Multimedia trong PowerPoint
Phần mềm thường được dùng để thiết kế một trình diễn là PowerPoint.
Đây là phần mềm chạy trên Windows cho phép người sử dụng tạo ra các màn
trình diễn đa dạng trên màn hình như: máy tính, máy phóng (projector), tivi...
PowerPoint có nhiều phiên bản: PowerPoint 2000, PowerPoint 2002,
PowerPoint 2003. Phiên bản càng mới càng dễ sử dụng và được tăng cường
nhiều hiệu ứng hơn.
Ngoài ra, để được những hình ảnh sinh động và đẹp mắt, đôi khi cần
thiết phải sử dụng thêm một số phần mềm hổ trợ như:
- Adobe Photoshop: Đây là chương trình dùng để xử lý và thiết kế hình
ảnh. Trong chương trình này còn có công cụ Adobe Image Ready giúp tạo
hình ảnh động (như AniGIF).
- Capture Professional: là chương trình cắt hình chuyên nghiệp rất dễ sử
dụng với dung lượng nhỏ gọn (1,2MB). hay dùng SnagIt (9,1MB) và có thể
dùng rất nhiều phần mềm xử lý hình ảnh khác nữa...
Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông
tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Thông tin phản hồi không chỉ diễn ra
sau tiết dạy mà nó có thể diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy.
- Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên
chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc,
nói, viết,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các
phương tiện đó.
- Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin
của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm
thanh,…trên màn hình chiếu.
- Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người
xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập
kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện
truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint:
Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2
kiểu:
Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế
bảng và phấn một cách đơn thuần, nếu theo kiểu này, thì việc giáo viên dùng
GAĐT trong việc giảng dạy chỉ đơn thuần là động tác “Click” chuột, và nếu
như thế thì chẳng bao lâu bài giảng sẽ tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status