Đề án Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ - pdf 16

Download miễn phí Đề án Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ



MỤC LỤC
Lời mở đầu .Trang 1
I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua .Trang 6
1.1. Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ.Trang 3
1.2. Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 8
1.3. Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13
II. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mại có hiệu lực .Trang 20
2.1. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ .Trang 23
2.2. Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 29
III. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ.Trang 31
3.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô .Trang 38
3.2. Các biện pháp mang tính vi mô .Trang 31
3.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ .Trang 40
IV. Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 46
V. Kết luận .Trang 49
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nên chưa thu hút được sức mua cũng như đáp ứng thị hiếu của người dân Hoa Kỳ.
- Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có một vị trí quan trọng. Tổng kim ngạch hai chiều hơn 1 tỷ USD trong năm 2000 sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới, giúp giải toả bớt sức ép cũng như giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, mặc dù chỉ xếp thứ 70 trong số 200 đối tác thương mại của mình, nhưng với vị trí chiến lược trong ASEAN và khu vực Đông á, Việt Nam luôn là một đối tác thương mại quan trọng của các nhà đầu tư, xuất khẩu Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là trên một nền tảng pháp lý khá rõ ràng và một môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dân tộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy tối đa quy mô phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
II. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳ có hiệu lực
Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hàng hoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo cho tương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa Kỳ. Cơ sở đó chính là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ IX đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ 21 (2001-2010): “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu chung của Chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm , của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%.
- Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam, trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu rõ Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam mà cụ thể là:
Về xuất khẩu
- Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.
- Phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới đạt khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%.
Về nhập khẩu
- Bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh trong nước.
- Phấn đấu đạt tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 15%, trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; tăng bình quân 17,2%/năm; nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 63,5% tăng bình quân 13,9%/năm; nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 3,9% bằng 5 năm trước.
Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010:
Để thực hiện Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đại hội Đảng IX, ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010. Chỉ thị khẳng định “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu”. Chỉ thị nêu rõ:
- Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15%/năm trở lên phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010.
- Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô; tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, Tây Âu.
- Nhập khẩu tăng trưởng bình quân 14%/năm cho cả giai đoạn 2001-2010; chú trọng nhập khẩu công nghệ cao; tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng nguồn như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản,v.v
Cùng với định hướng chiến lược tổng quát và cụ thể trong thời kỳ 2001-2010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, và với những tài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con số dự báo về tương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ, em xin được tổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực.
Phương pháp dự báo được đưa ra theo hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất là dự báo về thị trường Hoa Kỳ nói chung với ý nghĩa là một trong những thị trường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam. Cách thứ hai là dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo nhóm mặt hàng.
2.1. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.2.1 Hoa Kỳ - Thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
Hiệp định Thương mại Việt Nam ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status