Luận văn Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: CHẾ ĐỘ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HIỆN NAY
I/ Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Tính tất yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu
2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu
II/ Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Điều ước quốc tế
2. Nghị định song phương và đa phương
3. Tập quán quốc tế
4. Án lệ
5. Luật quốc gia
III/ Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực
2. Thủ tục ký kết
3. Các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu
IV/ Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Nguyên tắc thực hiện
2. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
V/ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Cấu thành trách nhiệm
2. Miễn trách nhiệm của người ***
3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm
VI/ Qiải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế
1. Khái niệm về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
2. Các cách giải quyết tranh chấp
PHẦN B: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Nhiệm vụ quuyền hạn của Công ty.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
4. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.
II/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu
1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
2. Những vấn đề chung về hợp đồng xuất khẩu
3. Các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu
III/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Xin phép xuất khẩu
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
3. Kiểm tra chất lượng
4. Thuê tàu
5. Mua bảo hiểm
6. Làm thủ tục hải quan
7. Giao hàng với tàu
8. Thanh toán
IV/ Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu
1. Các vấn đề tranh chấp
2. Giải quyết tranh chấp
V/ Đánh giá về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty
1. Nhận xét về ký kết hợp đồng xuất khẩu
2. Nhận xét về tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
PHẦN C: HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.
I/ Hoàn thiện việc ký kết hợp đồng xuất khẩu
1. Hoàn thiện về ký kết hợp đồng xuất khẩu
2. Hoàn thiện công tác tổ chức ký kết hợp đồng xuất khẩu.
II/ Hoàn thiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Hoàn thiện pháp lý về thực hiện hợp đồng xuất khẩu
2. Hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hoàn thành việc lập chứng từ và phải xuất trình đủ các chứng từ thích hợp như hối phiếu séc và các chứng từ chi trả khác cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng để ngân hàng thu tiền hộ. Chứng từ thanh toán phải hợp lệ, chính xác và nhanh chóng giao cho ngân hàng để thu hồi vốn.
Bộ chứng từ thanh toán thường sử dụng trong xuất khẩu:
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)
- Đóng gói (Packing - List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Chứng từ bảo hiểm
- L/C (nếu thanh toán bằng L/C).
- Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng hàng hoá.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh.
b) Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
b1: Xin giấy phép nhập khẩu:
Để đảm bảo chứng từ cho việc nhận hàng người nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu. Đây là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu. Tuỳ theo pháp luật của từng nước mà các mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu khác nhau. Việc xin giấy phép nhập khẩu thuộc hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải xuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép như xin giấy phép xuất nhập khẩu.
b2. Mở thư tín dụng (L/C):
Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu bên nhập khẩu phải viết đơn xin mở thư tín dụng theo qui định của hợp đồng (nếu hợp đồng qui định cách thanh toán bằng L/C). Nội dung của L/C cần bảo đảm thống nhất với hợp đồng và lấy hợp đồng là căn cứ để đưa ra quyết định đối với từng vấn đèe trong thư tín dụng. Thời gian mở thư tín dụng cần tuân theo hợp đồng. Sau khi bên xuất khẩu nhận được thư tín dụng mà có yêu cầu sửa đổi, nếu đồng ý thì tới ngân hàng làm thủ tục sửa đổi và cuối cùng bên nhập khẩu làm thủ tục ký quỹ mở L/C tại ngân hàng mở thư. Nếu người mua không mở hay mở chậm thì người bán không giao hàng và họ được miễn trách nhiệm.
b3. Thuê tàu:
Nếu bên nhập khẩu ký hợp đồng mua bán theo các điều kiện như EXW, FAS, FOB Incoterms 1990 thì bên nhập khẩu có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải đến các người bán để tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá. Bên mua sau khi đã thuê tàu đặt khoang phải có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho bên bán tên tàu, thời gian tàu đến để bên bán chuẩn bị hàng bốc lên tàu. Bên mua cần đôn đốc bên bán bốc xếp hàng đúng thời hạn nếu cần thiết bên mua cần cử người đến địa điểm xuất khẩu để kiểm tra, giám sát.
b4. Bảo hiểm:
Tuỳ theo nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa các bên xuất nhập khẩu để xác định nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc bên nào. Nếu người mua ký kết hợp đồng với điều kiện giao hàng theo tập quán CIF Incoterms 1990 thì người mua phải mua bảo hiểm, nếu người mua ký hợp đồng thoả thuận theo giá FOB hay CFR thì không phải mua bảo hiểm.
b5. Thủ tục hải quan:
Để hàng hoá được nhập khẩu thì người nhập khẩu phải thực hiện đầy đủ các qui định pháp luật của hải quan. ở Việt Nam thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được qui định tại quyết định của Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ngày 10/3/1998 về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan gồm:
* Bộ hồ sơ nộp cho hải quan
- Tờ khai hàng nhập khẩu: 3 bản chính
- Hợp đồng mua bán ngoại thương hay các giấy tờ có giá trị như hợp đồng: 1 bản sao
- Vận đơn (B/L hay Air way Bill): 1 bản coppy hay bản sao từ Original.
- Bản kê chi tiết hàng (Packing List): 1 bản chính và 2 bản sao.
- Hoá đơn thương mại: 1 bản chính
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp: 1 bản chính
Đối với hàng sau đây thì phải nộp thêm.
- Hợp đồng uỷ thác (nếu là nhập khẩu uỷ thác): 1 bản chính
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (đối với hàng thuộc diện phải có văn bản này): 1 bản sao.
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ chuyên ngành cấp (Đối với hàng thuộc quản lý chuyên ngành): 1 bản sao.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp (chỉ nộp một lần đầu khi đăng ký): 1 bản sao.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - C/O (Đối với hàng của nước Việt Nam cho hưởng ưu đãi hay hàng thuộc diện tính thuế theo giá tối thiểu): 1 bản chính.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với hàng Nhà nước qui định kiểm tra về chất lượng): 1 bản chính.
- Giấy đăng ký kiểm định (đối với hàng yêu cầu kiểm dịch) 1 bản chính
- Giấy phép nhập khẩu về an toàn lao động (đối với hàng phải kiểm tra an toàn lao động): 1 bản chính.
- Đơn xin chuyển tiếp hàng nhập khẩu (đối với hàng thuộc diện được chuyển tiếp về làm thủ tục tại cục HQ tỉnh, thành phố khác): 2 bản chính.
- Giấy tờ xuất trình
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại: 1 bản chính đối chiếu với bản sao
- Văn bản cho phép xuất nhập khẩu của Bộ chuyên ngành cấp: 1 bản chính để đối chiếu với bản sao.
b6. Nhận hàng:
Đây là nghĩa vụ của người mua. Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hay chủ tàu sẽ gửi cho người nhập khẩu giấy báo tàu đến. Căn cứ vào giấy này người nhận hàng biết thời gian nhận hàng thích hợp và đến đại lý tàu để nhận "lệnh giao hàng". Khi nhận lệnh giao hàng người nhận cần mang theo vận đơn gốc, đại lý tàu sẽ giữ lại vận đơn gốc và trao cho bản lệnh giao hàng cho chủ hàng. Trong thực tế có trường hợp hàng đã đến cảng nhưng chưa nhận được chứng từ để nhận hàng, trong trường hợp này người nhận hàng có thể liên hệ ngân hàng mở L/C xin giấy cam kết của họ, trao cho bên vận tải để nhận hàng kịp thời.
b7. Thanh toán:
Khi ngân hàng mở thư tín dụng nhận được hối phiếu được ký phát hối phiếu ban và bộ chứng từ giao hàng gửi tới. Ngân hàng sẽ đối chiếu với qui định của thư tín dụng, kiểm tra số bản và nội dung giá trị pháp lý của các loại chứng từ. Nếu không có gì sai sót thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho bên bán. Đồng thời bên nhập khẩu sẽ giao tiền cho ngân hàng để lấy bộ chứng từ.
Nếu bên mua kiểm tra hối phiếu chứng từ mà người bán gửi tới phát hiện thấy không phù hợp thì cần có biện pháp xử lý kịp thời như ngày thanh toán, thanh toán phần phù hợp và từ chối phần không phù hợp, đưa ra yêu cầu đòi bên bán bồi thường.
V. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu.
Sau khi hợp đồng được ký kết thì các bên phải thực hiện hợp đồng. Nếu các bên chấp hành tốt mọi quy định trong hợp đồng thì quyền lợi được bảo đảm. Tuy nhiên nếu có sự vi phạm sẽ có tác động không nhỏ tới lưu thông của mỗi nước nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu các bên đương sự cần lưu ý một số quy định của pháp luật đối với việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
1) Cấu thành trách nhiệm.
Không phải mọi vi phạm đều cấu thành trách nhiệm mà chỉ có những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau:
Thứ nhất: Người thụ trái (người vi phạm) có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi này nó thể hiện ở việc không thực hiện, hay thực hiện không tốt hợp đồng. Tuy nhiên trái chủ phải chứng minh về...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status