Nghiên cứu về tường lửa (FIREWALL) - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG
An toàn thông tin là nhu cầu rất quan trọng đối với cá nhân cũng như đối với xã hội và các quốc gia trên thế giới. Mạng máy tính an toàn thông tin được tiến hành thông qua cá phương pháp vật lý và hành chính. Từ khi ra đời cho đến nay mạng máy tính đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh đó người sử dụng phải đối mặt với các hiểm họa do thông tin trên mạng của họ bị tấn công. An toàn thông tin trên mạng máy tính bao gồm các phương pháp nhằm bảo vệ thông tin được lưu giữ và truyền trên mạng. An toàn thông tin trên mạng máy tính là một lĩnh vực đang được quan tâm đặc biệt đồng thời cũng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp.
Thực tế đã chứng tỏ rằng có một tình trạng rất đáng lo ngại khi bị tấn công thông tin trong quá trình xử lý, truyền và lưu giữ thông tin. Những tác động bất hợp pháp lên thông tin với mục đích làm tổn thất, sai lạc, lấy cắp các tệp lưu giữ tin, sao chép các thông tin mật, giả mạo người được phép sử dụng thông tin trong các mạng máy tính. Sau đây là một vài ví dụ điển hình về các tác động bất hợp pháp vào các mạng máy tính:
Các sinh viên trường Đại học Tổng hợp Mỹ đã lập và cài đặt vào máy tính một chương trình bắt chước sự làm việc với người sử dụng ở xa. Bằng chương trình họ đã nắm trước được nhu cầu của người sử dụng và hỏi mật khẩu của họ. Đến khi bị phát hiện các sinh viên này đã kịp lấy được mật khẩu của hơn 100 người sử dụng hợp pháp hệ thống máy tính.
Các nhân viên của hãng CDC(Mỹ) đã “xâm nhập” vào trung tâm tính toán của một hãng sản xuất hóa phẩm và đã phá hủy các dữ liệu lưu giữ trên băng từ gây thiệt hại cho hãng này tới hơn 100.000$.
Hãng bách khoa toàn thư của Anh đã đưa ra tòa 3 kĩ thuật viên trong trung tâm máy tính của mình với lời buộc tội họ đã sao chép từ ổ đĩa của máy chủ tên tuổi gần 3 triệu khách hàng đáng giá của hãng để bán cho hãng khác.
Chiếm vị trí đáng kể hơn cả trong số các hành động phi pháp tấn công mạng máy tính là các hành vi xâm nhập vào hệ thống, phá hoại ngầm, gây nổ, làm hỏng đường cáp kết nối và các hệ thống mã hóa. Song phổ biến nhất vẫn là việc phá hủy các phần mềm xử lý thông tin tự động, chính các hành vi này thường gây thiệt hại vô cùng lớn lao.
Cùng với sự gia tăng của nguy cơ đe dọa thông tin trong các mạng máy tính, vấn đề bảo vệ thông tin càng được quan tâm nhiều hơn. Sau kết quả nghiên cứu điều tra của của viện Stendfooc (Mỹ), tình hình bảo vệ thông tin đã có những thay đổi đáng kể. Đến năm 1985 nhiều chuyên gia Mỹ đi đến kết luận rằng các tác động phi pháp trong hệ thống thông tin tính toán đã trở thành tai họa quốc gia.Khi có đủ các tài liệu nghiên cứu, hiệp hội luật gia Mỹ tiến hành một cuộc nghiên cứu đặc biệt. Kết quả là gần một nửa số ý kiến thăm dò thông báo rằng trong năm 1984 họ đã là nạn nhân của các hành động tội phạm được thực hiện bằng máy tính, rất nhiều trong số các nạn nhân này đã thông báo cho chính quyền về tội phạm., 39% số nạn nhân tuy có thông báo nhưng lại không chỉ ra được mục tiêu mà mình nghi vấn. Đặc biệt nhiểu là các vụ phạm pháp xảy ra trên mạng máy tính của các cơ quan kinh doanh và nhà băng. Theo các chuyên gia, tính đến trước năm 1990 ở Mỹ lợi lộc thu được từ việc thâm nhập phi pháp vào các hệ thống thông tin đã lên tới gần 10 triệu đô la. Tổn thất trung bình mà nạn nhân phải trả vì các vụ phạm pháp ấy từ 400.000 đến 1.5 triệu đô la. Có hãng đã phải tuyên bố phá sản vì một nhân viên cố ý phá bỏ tất cả các tài liệu kế toán chứa trong bộ nhớ của máy tính về số nợ của các con nợ.

I. CÁC HÌNH THỨC TẤN CÔNG.

1.1 Tấn công trực tiếp:
Những cuộc tấn công trực tiếp thông thường được sử dụng trong giai đoạn đầu để chiếm được quyền truy nhập bên trong. Một phương pháp tấn công cổ điển là dò tìm tên ngời sử dụng và mật khẩu. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi một điều kiện đặc biệt nào để bắt đầu. Kẻ tấn công có thể sử dụng những thông tin như tên người dùng, ngày sinh, địa chỉ, số nhà vv.. để đoán mật khẩu. Trong trường hợp có được danh sách người sử dụng và những thông tin về môi trường làm việc, có một trương trình tự động hoá về việc dò tìm mật khẩu này.
Một chương trình có thể dễ dàng lấy được từ Internet để giải các mật khẩu đã mã hoá của các hệ thống unix có tên là Cr-ack, có khả năng thử các tổ hợp các từ trong một từ điển lớn, theo những quy tắc do người dùng tự định nghĩa. Trong một số trường hợp, khả năng thành công của phương pháp này có thể lên tới 30%.
Phương pháp sử dụng các lỗi của chương trình ứng dụng và bản thân hệ điều hành đã được sử dụng từ những vụ tấn công đầu tiên và vẫn được tiếp tục để chiếm quyền truy nhập. Trong một số trường hợp phương pháp này cho phép kẻ tấn công có được quyền của người quản trị hệ thống (root hay administrator).
Hai ví dụ thường xuyên được đưa ra để minh hoạ cho phương pháp này là ví dụ với chương trình sendmail và chương trình rlogin của hệ điều hành UNIX.
Sendmail là một chương trình phức tạp, với mã nguồn bao gồm hàng ngàn dòng lệnh của ngôn ngữ C. Sendmail được chạy với quyền ưu tiên của người quản trị hệ thống, do chương trình phải có quyền ghi vào hộp thư của những người sử dụng máy. Và Sendmail trực tiếp nhận các yêu cầu về thư tín trên mạng bên ngoài. Đây chính là những yếu tố làm cho sendmail trở thành một nguồn cung cấp những lỗ hổng về bảo mật để truy nhập hệ thống.
Rlogin cho phép người sử dụng từ một máy trên mạng truy nhập từ xa vào một máy khác sử dụng tài nguyên của máy này. Trong quá trình nhận tên và mật khẩu của người sử dụng, rlogin không kiểm tra độ dài của dòng nhập, do đó kẻ tấn công có thể đưa vào một xâu đã được tính toán trước để ghi đè lên mã chương trình của rlogin, qua đó chiếm được quyền truy nhập.

1.2. Nghe trộm:
Việc nghe trộm thông tin trên mạng có thể đưa lại những thông tin có ích như tên, mật khẩu của người sử dụng, các thông tin mật chuyển qua mạng. Việc nghe trộm thường được tiến hành ngay sau khi kẻ tấn công đã chiếm được quyền truy nhập hệ thống, thông qua các chương trình cho phép bắt các gói tin vào chế độ nhận toàn bộ các thông tin lưu truyền trên mạng. Những thông tin này cũng có thể dễ dàng lấy được trên Internet.

1.3. Giả mạo địa chỉ:
Việc giả mạo địa chỉ IP có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng khả năng dẫn đường trực tiếp (source-routing). Với cách tấn công này, kẻ tấn công gửi các gói tin IP tới mạng bên trong với một địa chỉ IP giả mạo (thông thường là địa chỉ của một mạng hay một máy được coi là an toàn đối với mạng bên trong), đồng thời chỉ rõ đường dẫn mà các gói tin IP phải gửi đi.

uyUidogm2p1c5a6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status