Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex giai đoạn 2004- 2008 - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex giai đoạn 2004- 2008



Mục lục
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu hàng hóa và vai trò của nhập khẩu 3
1.1. Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa và phân loại 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp 3
1.1.2.2. Nhập khẩu ủy thác: 4
1.1.2.3. Nhập khẩu trong thương mại đối lưu 6
1.1.2.4. Hình thức tái xuất khẩu 7
1.1.2.5 Hình thức đấu thầu quốc tế 8
1.1.2.6. Đấu giá quốc tế: 9
1.2. Quy trình hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp 10
1.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng cần nhập khẩu 10
1.2.2. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch, phương án nhập khẩu 13
1.2.3. Hoạt động giao dịch đám phán, kí kết hợp đồng 20
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 24
1.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ phần XNK Hàng không – Airimex 31
1.3.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác 31
1.3.2. Lập kế hoạch nhập khẩu 32
1.3.3. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 33
1.3.4. Thực hiện hợp đồng 34
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp 34
1.4.1. Các nhân tố khách quan 34
1.4.1.1. Chính sách và luật pháp của nhà nước 34
1.4.1.2. Môi trường kinh tế 37
1.4.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội của quốc gia 39
1.4.1.4. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên 39
1.4.2. Các nhân tố chủ quan 41
1.4.2.1. Nguồn vốn 41
1.4.2.2. Nguồn nhân lực 41
1.4.2.3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 42
1.4.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp 43
1.5. Vai trò của nhập khẩu 44
1.5.1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. 44
1.5.2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. 44
1.5.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân 45
1.5.4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu 45
1.6. Vai trò của nhập khẩu thiết bị hàng không 46
Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 47
2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình nhập khẩu 47
2.1.1.Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu thống kê 47
2.1.2.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình nhập khẩu của Airimex 48
2.1.2.1. Quy mô và cơ cấu nhập khẩu 48
2.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ 49
2.1.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ 50
2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty Airimex 51
2.1.3.1. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 51
2.1.3.2. Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu 52
2.1.3.3. Vòng quay của tổng vốn 53
2.1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn 53
2.1.3.5. Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu 54
2.1.3.6. Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định 55
2.2. Một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex 56
2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan 61
2.2.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 62
2.2.4. Phương pháp chỉ số 64
2.2.5. Phương pháp phân tích cây phân loại CART 67
2.2.6. Phương pháp dự đoán thống kê 71
Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu và kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 72
 
3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex 72
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Airimex 72
3.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không (Airimex) 72
3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 73
3.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Airimex 75
3.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 75
3.1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 81
3.2. Tình hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Airimex giai đoạn 2004 -2008 82
3.2.1.Thị trường nhập khẩu 82
3.2.2. cách nhập khẩu 83
3.2.3. Kim ngạch nhập khẩu 83
3.3. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu và kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 84
3.3.1. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích tình hình nhập khẩu và kết quả kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 84
3.3.1.1. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích sự biến động các chỉ tiêu kết quả của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 84
3.3.1.2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích các chỉ tiêu về chi phí kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 93
3.3.1.3 Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 101
3.3.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả kinh doanh của Airimex 2004 – 2008 105
3.3.2.1. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động doanh thu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 105
3.3.2.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Airimex giai đoạn 2004- 2008. 108
3.3.3. Vận dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan phân tích kết quả kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 110
3.3.3.1. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa lợi nhuận của Airimex và kim ngạch nhập khẩu của công ty cho Việt Nam Airlines 111
3.3.3.2. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa doanh thu của Airimex và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 112
3.3.4. Dự đoán ngắn hạn các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Airimex 113
3.3.4.1. Dự đoán kim ngạch nhập khẩu của Airimex năm 2009 bằng hàm xu thế 113
3.3.4.2. Dự đoán doanh thu của Airimex năm 2009 bằng phương pháp hàm xu thế 113
3.4. Giải pháp và kiến nghị 114
KẾT LUẬN 116
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng tin chiến lược. Hệ thống thông tin quản trị là tập hợp các quy tắc kỹ năng và phương pháp được mô tả rõ ràng nhờ đó mà con người và thiết bị thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tạo ra các thông tin cần thiết cho các cho các nhà soạn thảo quyết định. Còn hệ thống thông tin chiến lược là sự kết hợp các dữ liệu bên trong với bên ngoài nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và sự cần thiết của thông tin đối với hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin của mình đủ mạnh, thiết thực và kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.5. Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hay sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế khi hàng hóa sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:
1.5.1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước.
Kinh tế nước ta từ trước đến nay cơ bản xuất phát từ một nền sản xuất quy mô nhỏ. Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc xác định kế hoạch tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010 kế hoạch tỷ trọng nông nghiệp sẽ là 16 – 17%; công nghiệp chiếm 40 – 41%; dịch vụ chiếm 42 – 43%. Để thực hiện được các mục tiêu này nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc nhập khẩu trang thiết bị cho các ngành kinh tế như điện và điện tử, công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biến nông sản… Từ đó sẽ hướng các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
1.5.2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định như: Cân đối giữa khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa hàng hóa và lượng tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu và nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế.
Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc cung cấp các đầu vào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục những mặt mất cân đối thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển.
1.5.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
Nhập khẩu có vai trò làm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp trong nước những hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất không đủ như dược phẩm, đồ điện gia dụng…
Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những ngành nghề cũ, mở rộng những ngành nghề mới tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đó tăng khả năng thanh toán.
Mặt khác nhập khẩu còn trực tiếp góp phần xây dựng những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa tiêu dùng tăng, khả năng lựa chọn của người tiêu dùng sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng được nâng cao.
1.5.4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu
Nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển vì khả năng sản xuất của các quốc gia này còn có hạn. Do vậy nhiều quan niệm còn cho rằng đây chính là hiện tượng “ lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu” và sự phát triển gia công xuất khẩu ở nước ta là một minh chứng cụ thể.
Nhập khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia với nước ngoài, thông qua quan hệ nhập khẩu cũng như các hình thức thanh toán đòi hỏi kết hợp nhập khẩu với xuất khẩu.
1.6. Vai trò của nhập khẩu thiết bị hàng không
Do điều kiện nước ta chưa sản xuất được các trang thiết bị cho ngành hàng không nên nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là từ nhập khẩu. Ngành hàng không lại là ngành có đóng góp rất lớn trong GDP của quốc gia. Nhập khẩu thiết bị hàng không giúp trang bị cơ sở vật chất tốt ,thúc đẩy ngành phát triển. Hiện nay Việt Nam Airlines đang phát triển phấn đấu trở thành hãng hàng không quốc gia thứ hai trong khu vực ngoài việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ thì việc rất quan trọng là phải có trang thiết bị tân tiến hiện đại. Vì thế nhập khẩu thiết bị hàng không là thực sự quan trọng.
Không chỉ có vai trò quan trọng đối với ngành hàng không mà nhập khẩu thiết bị hàng không còn tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Khi ngành hàng không phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, tác động trực tiếp cho ngành du lịch phát triển gia tăng thu nhập quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008
2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình nhập khẩu
Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ giữa các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu có thể được hình thành qua tổng hợp theo những biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp của tiêu thức nghiên cứu, cũng có thể được hình thành từ các nhóm chỉ tiêu được xây dựng những nghiên cứu riêng. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cần dựa vào những căn cứ sau:
+ Căn cứ vào mục đích nghiên cứu (tính hướng đích): vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin cần thu thập.
+ Căn cứ vào tính chất đặc điểm của đối tượng nghiến cứu (tính phù hợp): dựa vào tính chất đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để xác định được số lượng chỉ tiêu cần xây dựng sao cho phù hợp.
+ Căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép (tính khả thi): Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu nếu không căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép thì trong thực tế sẽ không xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đó (không khả thi).
Ngoài việc phải dựa vào những căn cứ trên khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cần tuân theo những yêu cầu sau:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan.
+ Trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh đầy đủ tổng thể ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status