Bài giảng tóm tắt Mạng máy tính - pdf 16

Download miễn phí Bài giảng tóm tắt Mạng máy tính



Mục Lục
Chương I. Những khái niệm căn bản vềmạng.4
I.1. Khái niệm và phân loại mạng. 4
I.2. Dịch vụmạng. 8
I.3. Giao thức mạng. 8
I.4. Các mô hình tham chiếu(reference models). 10
I.5. Hệ điều hành trong môi trường mạng. 15
I.6. Mạng Internet. 16
Chương II. Tầng vật lý.18
II.1. Chức năng. 18
II.2. Môi trường truyền tin. 18
II.3. Đặc tảcác loại cáp mạng. 20
II.4. Chuẩn giao diện. 22
Chương III. Giao thức tầng liên kết dữliệu.24
III.1. Chức năng và dịch vụ. 24
III.2. Cơchếphát hiện và sửa lỗi. 30
III.3. Các giao thức đa truy cập. 33
III.4. Khái niệm mạng LAN. 38
III.5. Địa chỉvật lý (MAC address). 47
III.6. Một sốcông nghệtầng liên kết dữliệu khác. 47
Chương IV. Giao thức tầng mạng.53
IV.1. Chức năng của tầng mạng. 53
IV.2. Bộ định tuyến và các thiết bịkết nối mạng khác:. 56
IV.3. Giao thức IP (IP Protocol). 61
IV.4. Các giao thức liên quan đến IP. 69
IV.5. Giao thức định tuyến. 70
IV.6. Định tuyến trên Internet. 77
Chương V. Giao thức tầng giao vận.79
V.1. Dịch vụtầng vận chuyển. 79
V.2. Giao thức không kết nối UDP. 80
V.3. Giao thức hướng kết nối TCP. 81
V.4. So sánh TCP và UDP. 87
Chương VI. Giao thức tầng ứng dụng.89
VI.1. Chức năng:. 89
VI.2. World Wide Web - HTTP. 89
VI.3. Giao thức truyền File-FTP. 92
VI.4. Giao thức SMTP. 93
VI.5. Các giao thức nhận mail:. 102
VI.6. Dịch vụphân giải tên miền (DNS Services-Domain Name System
Services). 105



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t được nhận bởi tất cả các adapter nối đến
Ethernet đó (kiểm tra địa chỉ để nhận hay không nhận).
Ngoài địa chỉ unicast, một địa chỉ bao gồm tất cả các bit 1 được xem là địa
chỉ broadcast. Địa chỉ có bit đầu tiên là 1 nhưng không phải là broadcast thì được
xem là multicast (một host có thể được lập trình trên adapter đó để có thể chấp
nhận một vài địa chỉ multicast).
Tóm lại, một card giao tiếp mạng nhận tất cả khung và chỉ chấp nhận khung
khi trên header của khung đó chứa địa chỉ của nó, địa chỉ multicast, địa chỉ
broadcast, hay một khung vô tình.
III.6. Một số công nghệ tầng liên kết dữ liệu khác
III.6.1. Mạng không dây(Wireless Network)
Mạng không dây là một kỹ thuật gần đây phát triển mạnh. Các máy tính bên
trong một toà nhà có thể sử dụng tia hồng ngoại để liên lạc với nhau hay người ta
còn sử dụng sóng viba để xây dựng một mạng rộng lớn từ một lưới điều khiển của
một số vệ tinh quỹ đạo thấp. 802.11 được thiết kế để sử dụng trong một khu vực
điạ lí giới hạn.
802.11 sử dụng 3 dạng đường truyền vật lý khác nhau:
• Sử dụng sóng vô tuyến
• Sử dụng sóng viba
• Sử dụng tia hồng ngoại.
Sóng vô tuyến được lan truyền qua một tần số rộng hơn bình thường, nhằm
giảm tối thiểu tác động ảnh hưởng từ các thiết bị khác. Frequency hopping là một
kỹ thuật sóng vô tuyến thực hiện truyền tín hiệu qua một dãy các tần số ngẫu
nhiên, đầu tiên nó truyền ở tần số 1, rồi 2, rồi 3, nhưng dãy các tần số này thì
không thật sự ngẫu nhiên, nó dùng thuật toán tạo ra số ngẫu nhiên giả. Các máy
nhận sử dụng cùng thuật toán như là máy gửi và vì vậy hai máy có thể đồng bộ và
truyền dữ liệu với nhau.
Lan truyền trực tiếp (direct sequence): mỗi bit trong khung truyền được
thể hiện bởi nhiều bit trong tín hiệu truyền. Với mỗi bit muốn truyền máy gửi thực
hiện phép XOR chuổi bit đó với một chuổi bit ngẫu nhiên.
Trang 47
Bài giảng Mạng máy tính Trần Ngô Như Khánh
Kỹ thuật truyền tia hồng ngoại truyền dựa trên sự khuyếch tán. Và thường
nằm trong cự ly khoảng 10m và giới hạn bên trong một toà nhà.
Hình III-15. Ví dụ mạng không dây
Quản lý xung đột
Cách thức truyền của mạng không dây tương tự cách thức truyền của
Ethernet. Một nút sẽ đợi cho đến khi liên kết rãnh trước khi truyền và nếu hai nút
cùng truyền một lúc xung đột sẽ xuất hiện. Vấn đề xung đột trong mạng không dây
phức tạp bởi vì không phải tất cả các nút luôn luôn ở trong phạm vi truyền của các
nút khác.
Thuật toán Multiple Access with Collision Avoidance (MACA)
Máy gửi và máy nhận trao đổi các khung điều khiển với nhau trước khi máy
gửi thực hiện truyền dữ liệu. Máy gửi truyền một khung Request to Send (RTS)
đến máy nhận, khung RTS bao gồm một trường chỉ ra thời gian nó muốn chiếm
giữ đường truyền (chiều dài của khung được truyền). Máy nhận đáp lại với khung
Clear to Send(CTS), khung này đáp lại trường chiều dài của máy gửi, bất kỳ nút
mà nó nhận thấy khung CTS thì nó biết nó không thể liên lạc với máy nhận, vì vậy
nó không thể truyền trong khoảng thời gian này. Bất kỳ nút mà nó nhìn thấy
khung, nhưng không thấy khung CTS thì nó có thể tự do liên lạc với máy nhận.
Trang 48
Bài giảng Mạng máy tính Trần Ngô Như Khánh
Hai vấn đề quan trọng trong mạng không dây
• Máy nhận gởi một ACK đến máy gửi thông báo thành công sau khi
nhận khung, tất cả các nút phải đợi ACK trước khi truyền tiếp.
• Có hai hay nhiều nút nhận thấy liên kết trống và vì vậy sẽ truyền
khung ở cùng một lúc, do đó các khung sẽ xung đột với nhau, 802.11
không hỗ trợ phát hiện xung đột nhưng nó sẽ phát hiện xung đột khi
nó không nhận được khung CTS sau một khoảng thời gian nào đó.
Trong trường hợp này chúng sẽ đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên
trước khi truyền lại nó.
Hệ thống phân phối (Distribution System)
802.11 là một hệ thống phù hợp cho một mạng có cấu hình các nút đặc biệt,
một nút trong mạng có thể bị giới hạn thông tin với một hay tất cả các nút khác
trên mạng. Hơn nữa sự thuận lợi của mạng không dây là các nút tự do di chuyển,
chúng không bị ràng buộc bởi dây dẫn, một tập các nút có thể thay đổi bất kỳ thời
gian nào.
Các nút trong mạng không dây bên cạnh việc trao đổi thông tin tự do với
các máy khác trong cùng một cấu trúc nó còn có thể trao đổi với các máy khác
thông qua một thiết bị khác gọi là AP(Access Point). Thiết bị này sử dụng cáp để
nối trực tiếp với một thiết bị gọi là distribution system. Các nút trong mạng có thể
tự chọn riêng cho mình một AP.
Kỹ thuật chọn 1 AP được gọi là scanning thực hiện qua 4 bước:
• Gởi một khung thăm dò.
• Tất cả các AP trong phạm vi của máy gửi đáp lại với một khung trả
lời khung thăm dò.
• Nút chọn một AP và gởi một khung giao thiệp.
• AP đáp lại với một khung trả lời giao thiệp.
• Các nút thực hiện cách này bất cứ lúc nào nó tham gia mạng, cũng
như nó cảm giác không cảm giác "hạnh phúc" với AP hiện tại.
• AP có thể gởi một khung thông báo khả năng truy xuất của mình (tỉ
lệ truyền hổ trợ bởi AP).
III.6.2. ATM
Một công nghệ được quan tâm gần đây là ATM (Asychronous Tranfer
Model). ATM là một công nghệ quan trọng trong những năm 1980 và đầu những
năm 1990. ATM là tiếp cận theo dạng connection-oriented. Trong ATM giai đoạn
thiết lập nối kết được gọi là signalling. Giao thức chính của ATM signalling là
Q.2931. Ngoài khả năng tìm ra một đường đi xác định qua một mạng ATM,
Q.2931 còn có nhiệm vụ cấp phát tài nguyên tại các chuyển mạch dọc kênh. Nó
Trang 49
Bài giảng Mạng máy tính Trần Ngô Như Khánh
đảm bảo một chất lượng phục vụ của kênh. Thật vậy, khả năng QoS cuả ATM là
một trong nhữnh khả năng mạnh mẽ nhất.
Lúc một kênh ảo được thiết lập, nó cần thiết đặt địa chỉ nguồn trong thông
điệp signalling. Trong ATM, địa chỉ có thể có ở một vài dạng, nhưng dạng chung
nhất được sử dụng là E.164 và NSAP (Network Service Access Point), nó khác địa
chỉ MAC sử dụng trong LAN.
Một điều mà làm ATM thật sự khác thường là các gói trong một mạng
ATM có chiều dài cố định. Chiều dài của chúng là 53 byte bao gồm 5 byte header
và 48 byte trọng tải, để phân biệt giữa các gói có chiều dài thay đổi và cố định
người ta đưa ra một tên đặc biệt goị là tế bào (cell). ATM là một ví dụ chuẩn của
mạng tế bào.
Hình III-16. Mạng ATM
Cell
Tất cả các công nghệ mạng mà chúng ta đã xem xét trước đây đều sử dụng
các gói có chiều dài thay đổi. Gói có chiều dài thay đổi thì trói buột bên trong một
vài giới hạn:
• Giới hạn thấp nhất: số lượng thông tin nhỏ nhất mà một gói có thể
chứa mà một header không được tuỳ ý mở rộng.
Trang 50
Bài giảng Mạng máy tính Trần Ngô Như Khánh
• Giới hạn cao nhất: được đặt bởi nhiều yếu tố, ví dụ kích thước gói
lớn nhất trong mạng FDDI xác định bao lâu mỗi trạm cho phép
truyền mà không trả lại token và thật vậy nó xác định bao lâu mỗi
trạm phải đợi cho token đến.
Cell, ngược lại giới hạn trên và dưới là cố đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status