Ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu trong hệ thống IDS - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội trong nhiều năm qua cũng đồng nghĩa với lượng dữ liệu đã được các cơ quan thu thập và lưu trữ ngày một tích luỹ nhiều lên. Họ lưu trữ các dữ liệu này vì cho rằng trong nó ẩn chứa những giá trị nhất định nào đó. Tuy nhiên, theo thống kê thì chỉ có một lượng nhỏ của những dữ liệu này (khoảng từ 5% đến 10%) là luôn được phân tích, số còn lại họ không biết sẽ phải làm gì hay có thể làm gì với chúng nhưng họ vẫn tiếp tục thu thập rất tốn kém với ý nghĩ lo sợ rằng sẽ có cái gì đó quan trọng đã bị bỏ qua sau này có lúc cần đến nó. Các phương pháp quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu truyền thống không đáp ứng được kỳ vọng này, nên đã ra đời Kỹ thuật phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu (KDD - Knowledge Discovery and Data Mining).
Kỹ thuật phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các nước trên thế giới, tại Việt Nam kỹ thuật này tương đối còn mới mẻ tuy nhiên cũng đang được nghiên cứu và dần đưa vào ứng dụng. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, tui xin được trình bày những kiến thức cơ bản về khai phá dữ liệu và việc ứng dụng khai phá dữ liệu trong hệ thống IDS/IPS.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này tui đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè, đặc biệt là thầy giáo Vũ Đình Thu. Nhưng do giới hạn thời gian và năng lực nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý hơn nữa của thầy cô và các bạn.

Em chân thành Thank các thầy, cô!



Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Vân







Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU
1.1 Giới thiệu về khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu được định nghĩa là quá trình trích xuất các thông tin có giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu. Cụ thể hơn đó là tiến trình trích lọc, sản sinh những tri thức hay những mẫu tiềm ẩn, chưa biết nhưng hữu ích từ các cơ sở dữ liệu lớn. Đồng thời là tiến trình khái quát các sự kiện rời rạc trong dữ liệu thành các tri thức mang tính khái quát, tính qui luật hỗ trợ tích cực cho các tiến trình ra quyết định. Hiện nay, ngoài thuật ngữ khai phá dữ liệu, người ta còn dùng một số thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự như: Khai phá tri thức từ CSDL, trích lọc dữ liệu, phân tích dữ liệu/mẫu, khảo cổ dữ liệu (data archaeology), nạo vét dữ liệu (data dredredging). Nhiều người coi khai phá dữ liệu và một số thuật ngữ thông dụng khác là khám phá tri thức trong CSDL (Knowledge Discovery in Databases-KDD) là như nhau. Tuy nhiên trên thực tế khai phá dữ liệu chỉ là một bước thiết yếu trong quá trình Khám phá tri thức trong CSDL.
Để hình dung vấn đề này ta có thể sử dụng một ví dụ đơn giản như sau: Khai phá dữ liệu được ví như tìm một cây kim trong đống cỏ khô. Trong ví dụ này, cây kim là một mảnh nhỏ tri thức hay một thông tin có giá trị và đống cỏ khô là một kho cơ sở dữ liệu rộng lớn. Như vậy, những thông tin có giá trị tiềm ẩn trong kho cơ sở dữ liệu sẽ được chiết xuất ra và sử dụng một cách hữu ích nhờ khai phá dữ liệu. Chức năng khai phá dữ liệu gồm có gộp nhóm phân loại, dự báo, đoán và phân tích các liên kết.
Nguồn dữ liệu phục vụ cho KTDL có thể là các CSDL lớn hay các kho dữ liệu (Datawarehouse) có hay không có cấu trúc. Các tác vụ khai phá dữ liệu có thể được phân thành hai loại: miêu tả và dự báo
- Các tác vụ khai phá miêu tả mô tả các đặc tính chung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Kỹ thuật khai phá dữ liệu mô tả: Có nhiệm vụ mô tả về các tính chất hay các đặc tính chung của dữ liệu trong CSDL hiện có. Các kỹ thuật này gồm có: phân cụm (clustering), tóm tắt (summerization), trực quan hoá (visualiztion), phân tích sự phát triển và độ lệch (Evolution and deviation analyst), phân tích luật kết hợp (association rules)…
- Các tác vụ khai phá dự báo thực hiện việc suy luận trên dữ liệu hiện thời để đưa ra các dự báo. Kỹ thuật khai phá dữ liệu dự đoán: Có nhiệm vụ đưa ra các đoán dựa vào các suy diễn trên dữ liệu hiện thời. Các kỹ thuật này gồm có: Phân lớp (classification), hồi quy (regression)…
1.2 Các nhiệm vụ của khai phá dữ liệu
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khai phá dữ liệu. Dựa trên những loại tri thức được khám phá, chúng ta có thể phân loại như theo các nhiệm cụ như sau:
 Khai phá luật thuộc tính: tóm tắt những thuộc tính chung của tập dữ liệu nào đó trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ như những triệu chứng của một căn bệnh S thì thường có thể được thể hiện qua một tâp các thuộc tính A.
 Khai phá những luật phân biệt: khai phá những đặc trưng, những thuộc tính để phân biệt giữa tập dữ liệu này với tập dữ liệu khác. Ví dụ như nhằm phân biệt giữa các chứng bệnh thì một luật phân biệt được dùng để tóm tắt những triệu chứng nhằm phân biệt chứng bệnh xác định với những chứng bệnh khác.
 Khám phá luật kết hợp: khai phá sự kết hợp giữa những đối tượng trong một tập dữ liệu. Giả sử hai tập đối tượng {A1, A2,… ,A¬¬¬¬n} và {B1, B2,… ,¬B¬n} thì luật kết hợp có dạng {A1^A2^…^ A¬¬¬¬n) →{B1^ B2^… ^Bn).
 Khám phá luật phân lớp: phân loại dữ liệu vào trong tập những lớp đã biết. Ví dụ như một số chiếc xe có những đặc tính chung để phân vào các lớp dựa trên cách tiêu thụ nhiên liệu hay có thể phân vào các lớp dựa trên trọng tải…
 Phân nhóm: xác định một nhóm cho một tập các đối tượng dựa trên thuộc tính của chúng. Một số các tiêu chuẩn được sử dụng để xác định đối tượng có thuộc về nhóm hay không.
 Dự báo: dự báo giá trị có thể đúng cuỷa những dữ liệu bị thiếu hay sự phân bố thuộc tính nào đó trong tập dữ liệu.
 Khám phá quy luật biến đổi: tìm những tập luật phản ánh những hành vi tiến hóa, biến đổi chung của một tập dữ liệu. Ví dụ như luật khám phá những yếu tố chính tác động lên sự thay đổi của những giá cổ phiếu nào đó.
1.3 Các loại dữ liệu được khai phá
Khai phá dữ liệu thường làm việc với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Hầu hết các kiểu dữ liệu được khai phá là những kiểu sau:
 Cơ sở dữ liệu quan hệ: những cơ sở dữ liệu được tổ chức theo mô hình quan hệ. Hầu hết những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay đều hỗ trợ mô hình này như: Oracle, IBM DB2, MS SQL Server, MS Access…
 Cơ sở dữ liệu đa chiều: cơ sở dữ liệu này được gọi là nhà kho dữ liệu, trong đó dữ liệu được chọn từ nhiều ngồn khác nhau và chứa những đặc tính lịch sử thông qua thuộc tính thời gian tường minh hay ngầm định.
 Cơ sở dữ liệu giao tác: đây là loại cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều trong siêu thị, thương mại, tài chính, ngân hàng…
 Cơ sở dữ liệu quan hệ - hướng đố tượng: mô hình cơ sở dữ liệu này lai giữa mô hình hướng đối tượng và mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
 Cơ sở dữ liệu thời gian, không gian: chứa những thông tin về không gian địa lý hay thông tin theo thời gian.
 Cơ sở dữ liệu đa phương tiện: loại dữ liệu này bao gồm: âm thanh, ảnh, video, văn bản và nhiều kiểu dữ liệu định dạng khác. Ngày nay loại dữ liệu này được sử dụng nhiều trên mạng Internet.
1.4 Lịch sử phát triển của Khai phá dữ liệu
- Những năm 1960: Xuất hiện CSDL theo mô hình mạng và mô hình phân cấp.
- Những năm 1970: Thiết lập nền tẩng lý thuyết cho CSDL quan hệ, các hệ quản trị CSDL quan hệ.
- Những năm 1980: Hoàn thiện lý thuyết về CSDL quan hệ và các hệ quản trị CSDL quan hệ, xuất hiện các hệ quản trị CSDL cao cấp (hướng đối tượng, suy diễn, ...) và hệ quản trị hướng ứng dụng trong lĩnh vực không gian, khoa học, công nghiệp, nông nghiệp, địa lý ...
- Những năm 1990-2000: phát triển Khai phá dữ liệu và kho dữ liệu, CSDL đa phương tiện, và CSDL Web.
1.5 Ứng dụng của Khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu là một lĩnh vực liên quan tới nhiều ngành học khác như: hệ CSDL, thống kê, trực quan hoá… hơn nưa, tuỳ vào cách tiếp cận được sử dụng, khai phá dữ liệu còn có thể áp dụng một số kỹ thuật như mạng nơron, lý thuyết tập thô, tập mờ, biểu diễn tri thức… So với các phương pháp này, khai phá dữ liệu có một số ưu thế rõ rệt.
 So với phương pháp học máy, khai phá dữ liệu có lợi thế hơn ở chỗ, khai phá dữ liệu có thể sử dụng với các CSDL chứa nhiều nhiễu, dữ liệu không đầy đủ hay biến đổi liên tục. Trong khi đó phương pháp học máy chủ yếu được áp dụng trong các CSDL đầy đủ, ít biến động và tập dữ liệu không qua lớn
 Phương pháp hệ chuyên gia: phương pháp này khác với khai phá dữ liệu ở chỗ các ví dụ của chuyên gia thường ở mức cao hơn nhiều so với các dữ liệu trong CSDL, và chúng thường chỉ bao hàm được các trường hợp quan trọng. Hơn nữa các chuyên gia sẽ xác nhận giá trị và tính hữu ích của các mẫu phát hiện được.
 Phương pháp thống kê là một trong những nên tảng lý thuyết của khai phá dữ liệu, nhưng khi so sánh hai phương pháp với nhau ta có thể thấy các phương pháp thống kê còn tồn tại một số điểm yếu mà khai phá dữ liệu khắc phục được:
- Các phương pháp thống kê chuẩn không phù hợp với các kiểu dữ liệu có cấu trúc trong rất nhiều CSDL.
- Các phương pháp thống kê hoạt động hoàn toàn theo dữ liệu, nó không sử dụng tri thức có sẵn về lĩnh vực.
- Kết quả phân tích của hệ thống có thể sẽ rất nhiều và khó có thể làm rõ được.
- Phương pháp thống kê cần có sự hướng dẫn của người dùng để xác định phân tích dữ liệu như thế nào và ở đâu.
 Khai thác dữ liệu được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như:
 Ngân hàng:
 Xây dựng mô hình dự báo rủi ro tín dụng.
 Tìm kiếm tri thức, qui luật của thị trường chứng khoán và đầu tư bất động sản.
 Phát hiện dùng thẻ tín dụng giả trên mạng và là công cụ hữu ích cho dịch vụ quản lý rủi ro cho thương mại điện tử
 Thương mại điện tử:
 Công cụ tìm hiểu, định hướng thúc đẩy, giao tiếp với khách hàng.
 Phân tích hành vi mua sắm trên mạng và cho biết thông tin tiếp thị phù hợp với loại khách hàng trong một phân khu thị trường nhất định
 Nhân sự:
 Giúp nhà tuyển dụng chọn ứng viên thích hợp nhất cho nhu cầu của công ty
 Y học:
 Hỗ trợ bác sĩ phát hiện ra bệnh của bệnh nhân dựa trên các xét nghiệm đầu vào
 An ninh, an toàn mạng
 Ứng dụng trong hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép IDS/IPS để phát hiện ra các cuộc tấn công xâm nhập mạng trái phép.
 Vv……và nhiều lĩnh vực khác
 Một số ứng dụng của khai phá dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh:
 BRANDAID: mô hình marketing linh hoạt tập chung vào hàng tiêu dùng đóng gói.
 CALLPLAN: giúp nhân viên bán hàng xác định số lần viếng thăm của khách hàng triển vọng và khách hàng hiện có.
 DETAILER: xác định khách hàng nào nên viếng thăm và sản phẩm nào nên giới thiệu trong từng chuyến viếng thăm,
 GEOLINE: mô hình thiết kế địa bàn tiêu thụ và dịch vụ.


M6644X7zIBdwSIl
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status