Năng lực tài chính của doanh nghiệp - pdf 16

Tải miễn phí

Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực tài chính của doanh nghiệp


1.1. Khái quát về doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác – là phương tiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, mỗi người phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định. Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như : công ty, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, doanh nghiệp được khái niệm như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”
Cũng theo luật này, doanh nghiệp có quyền : Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; Chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; Được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ; Lựa chọn hình thức, cách huy động, phân bổ và sử dụng vốn ; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng ; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng có quyền: Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh ; Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh ; Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ ; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ; Trực tiếp hay thông qua người thay mặt theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp là : Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán ; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật ; Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm ; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hay công bố ; Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hay báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó ; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Vậy, Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đề ra.
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, DN có các mối quan hệ tài chính chủ yếu sau:
Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và cách nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.
Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính
Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Thị trường chứng khoán) Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hay đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động,...Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ...Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị...nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn.
1.1.2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Đối với các doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần có các yếu tố cần thiết: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có một lượng tiền tệ hay vốn nhất định. Vì vậy, vốn được coi là tiền đề cho mọi hoạt động của DN. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động SXKD thường xuyên cũng như hoạt đông đầu tư phát triển. Việc thiếu vốn sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hay không triển khai được, từ đó gây ảnh hưởng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó việc đảm bảo huy động vốn đầy đủ, kịp thời là hết sức quan trọng.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Link download cho các bạn
I3RMZXsSmEf0C3d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status