Khóa luận Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về vấn đề chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu 3
I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội theo hướng hội nhập . 3
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu . 3
2. Các nhân tố chính tác động đến thương mại quốc tế . 9
3. Các xu hướng phát triển thương mại quốc tế trong thời kỳ tới 10
II. Sự cần thiết phải định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế 18
1. Khái niệm cơ cấu xuất khẩu và vấn đề phân loại cơ cấu xuất khẩu 18
2. Các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 21
3. Ý nghĩa của việc xác định một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý 23
4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng
hội nhập 25
5. Các nhân tố làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 28
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
I. Đánh giá tổng quan xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
1.1. Những thành tựu cơ bản 31
1.2. Những tồn tại chủ yếu 34
2. Những kết quả chủ yếu về hoạt động xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 35
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 38
1. Thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn
1991-2000 38
1.1. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 38
1.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 42
1.3. Sự chuyển dịch giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam từ 1991 đến nay 46
1.4. Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam 48
2. Kết luận về quá trình chuyển dịch và nguyên nhân 61
Chương III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 66
I. Những căn cứ của định hướng 66
1. Xu hướng phát triển thị trường khu vực và thế giới 66
2. Xu hướng phát triển các mặt hàng xuất khẩu 68
3. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 70
II. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 71
1. Các quan điểm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 71
1.1. Quan điểm sản xuất phải gắn với thị trường 71
1.2. Quan điểm sản xuất phải gắn với quá trình đẩy mạnh
CNH-HĐH, phát triển bền vững 72
1.3. Quan điểm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu 73
1.4. Quan điểm phát huy tối đa lợi thế so sánh 78
1.5. Quan điểm chuyển dịch theo hướng tăng cường hội nhập
khu vực và quốc tế 79
1.6. Quan điểm hiệu quả 79
2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 81
2.1. Những thuận lợi và thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 81
2.2. Chiến lược phát triển xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 83
 
III. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo hướng hội nhập 84
1. Đối với Nhà nước 84
1.1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần 84
1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thương mại
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 85
1.3. Về chính sách đầu tư 86
1.4. Về chính sách mặt hàng 87
1.5. Chính sách phát triển thị trường 88
1.6. Về cơ cấu nguồn nhân lực 89
1.7. Về chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới 90
1.8. Cần thành lập cơ quan cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ
các sản phẩm xuất khẩu, xúc tiển thương mại 91
2. Đối với doanh nghiệp 92
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 94
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h xuất khẩu hàng năm. Như vậy, vào những năm đầu thập kỷ 90, nước ta đã bắt đầu bước vào giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Bảng 6: Cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 (%)
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
2000
Thời kỳ 96-2000
Nông lâm hải sản
CN nhẹ và TTCN
CN nặng và khoáng sản
42,3
29,0
28,7
35,3
36,7
28,0
40,4
35,9
23,7
37,0
39,0
24,0
36,4
40,0
23,6
38,0
36,6
25,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2001
1.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường là một cách thức giúp xã hội quyết định được các vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất nh­ thế nào, sản xuất cho ai. Có thể nói, thị trường là yếu tố quyết định sống còn đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả khi có thị trường ổn định và dung lượng thị trường lớn. Lịch sử thế giới đã chứng minh cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều có nguyên nhân chính là sự cạnh tranh mở rộng thị trường của các cường quốc trên thế giới.
Trong xuất khẩu, mở rộng thị trường là sự gia tăng sản lượng hàng hoá có thể bán ra nước ngoài và được họ chấp nhận mua. Đó chính là sự gia tăng nhu cầu của người nước ngoài về hàng hoá của ta. Vì thế, nếu chúng ta muốn mở rộng thị trường thì phải căn cứ vào mức thu nhập và thị hiếu của người nước ngoài để làm gia tăng nhu cầu của người nước ngoài về hàng hoá của ta. Hiện nay mức thu nhập của người nước ngoài cao nên họ yêu cầu rất cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá. Do đó, chúng ta phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đồng thời phải không ngừng tăng cường trình độ công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm. Đến nay, với chủ trương đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại và có thoả thuận tối huệ quốc (MFN) với 84 nước, vùng lãnh thổ.
Ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, do các thị trường trong khu vực đang trên đà hồi phục, sức mua tăng lên, nên một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu được cũng tăng nhanh (hàng điện tử, lương thực - thực phẩm...). Châu Á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của ta. Tỷ trọng kim ngạch xuất cho thị trường này đã tăng từ 26,7% vào năm 1989, lên 43,3% vào năm 1990. Năm 1991, con số đó tăng vọt lên là 76,7% để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và các nước XHCN (cũ) làm ta bị mất đi chỗ dựa và thị trường chủ yếu ở khu vực này. Tỷ trọng này luôn duy trì được trong khoảng 72-74% từ đó đến trước cuộc khủng hoảng tiền tệ (năm 1997) và đến nay chỉ còn khoảng 60%. Trong số các nước châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn (Nhật Bản trung bình chiếm 15,8%; các nước ASEAN chiếm 21,3%). Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc tăng từ 340,2 triệu USD năm 1996 lên 858,9 triệu USD năm 1999, song còn hạn chế so với tiềm năng của hai nước và cho đến nay, tỷ trọng với thị trường này mới đạt khoảng 7%.
Hàng năm nước ta thường xuất siêu trên 2 tỷ USD vào khu vực thị trường Âu-Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: hàng may mặc, giầy dép, thuỷ sản, cao su, cà phê, gạo, nông sản chế biến, đồ thủ công mỹ nghệ, linh kiện phụ tùng điện tử. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU nói riêng và châu Âu nói chung tăng dần trong những năm qua. Thực tế cho thấy năm 1991, EU mới chiếm 5,6% kim ngạch xuất khẩu của ta, nay đã lên tới 21,7%. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực Bắc Mỹ, mà chủ yếu là Hoa Kỳ đã có bước phát triển khá. Năm 1995 đạt 170 triệu USD (3,1%), tới năm 1998, dù chưa được hưởng quy chế MFN vẫn đạt 496 triệu USD (5%), năm 1999 đạt 504 triệu USD (4,4%), với các mặt hàng chủ yếu là cà phê, tôm đông lạnh, giày dép, hàng dệt may... Giá trị xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh sau Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thực hiện.
Trong những năm qua, việc chuyển hướng các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là thịt chế biến vào thị trường Liên Xô cũ gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc đã làm cho việc xuất khẩu thịt lợn sữa sang thị trường Liên Xô cũ trở nên bế tắc. Tiếp theo đó là sự thụt lùi và "dẫm chân tại chỗ'' của hai nhóm hàng rau quả và thủ công mỹ nghệ - vốn đã đem lại gần 10% kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là lời giải cho câu hỏi vì sao cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiềm Èn nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Sự tan rã của khối SEV đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (đến nay Liên Xô cũ và Đông Âu chỉ còn chiếm gần 2% kim ngạch xuất khẩu, đạt 230 triệu USD).
Với thị trường châu Đại Dương (chủ yếu là Australia), đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 5,3% vào năm 1999. Thị trường Châu Phi và Nam Mỹ không có chuyển biến, và cho tới nay vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta.
Với thị trường Tây - Nam Á - Châu Phi, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và khu vực này chưa được phát triển đáng kể, mặc dù ta có khả năng xuất khẩu gạo, chè, đồ điện tử, hàng may mặc, giày dép, hàng gia dụng, máy nông nghiệp nhỏ, máy say sát các loại... Có thể nói đây là khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng để khai thác, nếu xử lý tốt vấn đề thông tin, xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm...
Tuy đạt được những thành tựu nổi bật, nhưng cho đến nay, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé, xét cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Kim ngạch xuất khẩu của ta mới đạt 14,5 tỷ USD trong khi Thái Lan, Malaysia, Philippines - những nước có tiềm năng tương tự như ta, đã đạt và vượt mức này từ lâu. Malaysia đã đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 14 tỷ USD ngay từ năm 1986 và hiện đã lên tới 80-90 tỷ USD. Thái Lan đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD từ năm 1987, hiện đã lên tới 55-60 tỷ USD. Philippines là nước kém hơn nhưng cũng đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 1992, và hiện nay đã xấp xỉ 25 tỷ USD. Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu/người vào năm 1996, Malaysia đã đạt 3700 USD, Thái Lan 930 USD và Philippines 285 USD, trong khi Việt Nam mới đạt 96 USD. Năm 1999, Indonesia đạt 267 USD, Philippines 344 USD, Thái Lan 943 USD, Malaysia 3750 USD, Hàn Quốc 3961 USD, Singapore 4167 USD, Việt Nam 150 USD/ người. Đến năm 2000 Việt Nam mới đạt mức 185 USD/ người. Thực tế này cho thấy nguy cơ tụt hậu xa hơn là hiện thực nếu nh­ chóng ta không có giải pháp để tạo ra những chuyển biến cơ bản, mang tính động lực cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có những thay đổi căn bản so với thời kỳ 1991 - 1995 để tạo ra những xung lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu diễn ra chủ yếu nhờ tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của 4 nhóm hàng: dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử (bao gồm cả linh kiện má...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status