Tiểu luận Công ty TNHH và thuế - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Công ty TNHH và thuế



MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1
I .Công ty TNHH
1.Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Tổ chức quản lý công ty TNHH từ hai thành viên trở nên
4. Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận
II. Hành vi kinh doanh
1. Khái niệm hành vi thương mại
2. Khái niệm hoạt động thương mại
III. Thuế
1. Khái niệm
2. Thuế Giá trị gia tăng
3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
4. Thuế môn bài
Phần 2
I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Vinh an
II.Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Vinh an
1.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
2.Doanh thu năm 2002 và năm 2003 của doanh nghiệp
III. Tình hình đóng thuế của Công ty TNHH Vinh an
Phần 3
Nhận xét tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh an
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Từ ngày thành lập nước đến nay(năm 1945), Nhà nước ta luôn sử dụng thuế như là một trong những công cụ có hiệu lực để thu cho Ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lí vĩ mô nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước trong từng thời kỳ. Từ 1/1/1999 hệ thống chính sách thuế nước ta gồm 10 sắc thuế (Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế tài nguyên; thuế môn bài). Tất cả những loại thuế này đã được cải cách để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của đất nước ta.
Khi một tổ chức, cá nhân bước vào kinh doanh thì việc đóng thuế không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ đối với nhà nước. Chính vì vậy đối với một tổ chức, cá nhân bước vào kinh doanh thì các hoạt động của tổ chức, cá nhân đó ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân sách nhà nước. Ví dụ một doanh nghiệp làm ăn có lãi, thu nhập doanh nghiệp cao thì không những doanh nghiệp đó phát triển mà còn làm lợi cho NSNN vì thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập của doanh nghiệp đó nhân với thuế suất .
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển, rất nhiều doanh nghiệp, công ty được thành lập. Công ty TNHH cũng là một hình thức mới của doanh nghiệp và hình thức này đang phát triển mạnh trong những năm gần đây bởi nó phù hợp nền kinh tế nước ta. Luật kinh tế ra đời là để bảo vệ quyền lợi cũng như kiểm soát mọi hoạt động của các doanh nghiệp một cách công bằng và có hiệu quả nhất.
Phần 1
I. Công ty TNHH
Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty bằng tài sản của mình .
Đặc điểm:
Theo Điều 26 và Điều 46, Luật doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp không quá 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một thành viên. Trong trường hợp này thành viên (chủ sở hữu) công ty phải là một tổ chức. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân có tài sản độc lập, có các quyền về tài sản và các quyền khác có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan pháp luật.
Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng tài sản của mình. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn.
Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hay mua không hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo và các tài liệu giao dịch của công ty đều phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn ”, viết tắt là “TNHH”. Đây là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người giao dịch với công ty, là sự thông báo về tính chịu trách nhiệm (hữu hạn) của công ty đối với các khoản nợ của mình. Theo pháp luật một số nước, nếu công ty vi pham điều này thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những người có quan hệ giao dịch với công ty, bởi sự vi phạm này được coi là hành vi lừa dối trong kinh doanh.
Tổ chức quản lý công ty TNHH từ hai thành viên trở nên
Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc). Khi công ty có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát.
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên của công ty.
Chủ tịch hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc( Tổng giám đốc) công ty.
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do Hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người thay mặt pháp luật của công ty, trừ trường hợp Điều lệ của công ty quy định chủ tịch Hội đồng thành viên là thay mặt theo pháp luật của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận
Thành viên của công ty phải thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng thời hạn như đã cam kết và theo quy định của pháp luật (Điều 27, Luật doanh nghiệp). Phần góp vốn là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu chung góp vào vốn điều lệ của công ty. Tại thời điểm góp đủ giá trị của phần vốn góp, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trong quá trình hoạt động, theo yêu cầu của việc kinh doanh và căn cứ vào quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có quyền tăng giảm vốn điều lệ theo cách và điều kiện do pháp luật quy định (Điều 43, Luật doanh nghiệp).
Công ty được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài sản khác theo qui định của pháp luật.
II. Hành vi thương mại và hoạt động thương mại
1.Khái niệm hành vi thương mại: Luật Thương mại quy định hành vi thương mại (hành vi kinh doanh) là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân hay giữa các thương nhân với các bên có liên quan.
Những hành vi sau đây là hành vi thương mại:
Mua bán hàng hoá
Đại diện cho thương nhân
Môi giới thương mại
Uỷ thác mua bán hàng hoá
Đại lí mua bán hàng hoá
Gia công trong thương mại
Đấu giá hàng hoá
Đấu thầu hàng hoá
Dịch vụ giao nhận hàng hoá
Dịch vụ giám định hàng hoá
Khuyến mại
Quảng cáo thương mại
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá
Hội trợ triển lãm thương mại
2. Khái niệm hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động mua bán hàng hoá. Ngoài mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu nhất, hoạt động thương mại còn bao gồm cả những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hoá và những hành vi xúc tiến thương mại, nó bao gồm:
Hoạt động mua bán hàng hoá
Những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hoá
Hành vi xúc tiến thương mại
III.Thuế
Khái niệm:
Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
Thuế Giá trị gia tăng
Khái niệm: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status