Thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận - Thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I 6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG 6
DOANH NGHIỆP 6
I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1. Khái niệm lợi nhuận 6
1.2. Kết cấu lợi nhuận 8
1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 10
1.3. Vai trò của lợi nhuận 10
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 12
1.4.1. Tổng mức lợi nhuận 12
1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh 12
1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 13
1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 13
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 14
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 14
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 14
2.1.1. Nhân tố khách quan 14
2.1.1.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế của Nhà nước. 16
2.1.1.3. Cung cầu hàng hóa trên thị trường 17
2.1.1.4. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội 17
2.1.1.5. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế 17
2.1.2. Nhân tố chủ quan 18
2.1.2.1. Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18
2.1.2.2. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 19
2.1.2.3. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp 19
2.1.2.4. Về mặt tài chính 20
2.1.2.5. Ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và của người lao động 21
2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 21
2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận 21
2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận 22
2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ 23
2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối 24
III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN 25
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay 25
3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 26
3.2.1. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 26
3.2.2. Tăng doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp 28
3.2.3. Khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 29
3.2.4. Thực hiện chính sách tiêu thụ hợp lý 29
CHƯƠNG II 30
TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 30
HƯNG YÊN 30
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 30
HƯNG YÊN 30
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh 31
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 31
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 32
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh 35
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 35
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh 38
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2005 và năm 2006 38
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN 40
2.1. Tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 40
2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 40
2.1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ 40
2.1.1.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính 44
1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 45
2.2. Phân phối lợi nhuận 47
2.2.1. Hiệu quả tài chính năm 2005 và năm 2006 47
2.2.2. Phân phối lợi nhuận 47
2.2.2.1. Quỹ đầu tư phát triển 50
2.2.2.2. Quỹ dự phòng tài chính 50
2.2.2.3. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi 51
2.2.2.4. Chia lãi cổ phần 51
2.2.2.5. Trích thưởng ban TGĐ để khen thưởng và hỗ trợ kinh phí ngoại giao với các ban ngành 51
2.3. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 52
2.3.1. Lợi nhuận theo nguồn hình thành 52
2.3.2. Mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu và chi phí 58
2.3.3. Đánh giá chung hoạt động của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 62
2.3.3.1. Những kết quả đạt được 62
2.3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 62
2.3.3.3. Nguyên nhân chủ yếu 63
CHƯƠNG III 65
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 65
HƯNG YÊN 65
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM TỚI 65
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN 67
2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu 67
2.1.1. Các biện pháp về thị trường tiêu thụ hàng hóa 67
2.1.1.1. Tổ chức nghiên cứu kĩ thị trường 67
2.1.1.2. Mở rộng thị trường 69
2.1.2. giải pháp về sản phẩm 71
2.1.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 71
2.1.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm 71
2.1.2.3. Tập trung phát triển mặt hàng thế mạnh và lĩnh vực kinh doanh công ty chiếm ưu thế 71
2.1.2.4. Xây dựng chính sách giá hợp lý 72
2.1.3. Đa dạng hóa cách bán hàng và thanh toán tiền hàng 72
2.1.4. Giải pháp về công tác quản lý 73
2.2. Các giải pháp tài chính 74
2.2.1. Nhóm biện pháp giảm chi phí 74
2.2.1.1. Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào 74
2.2.1.2. Tổ chức phân công lao động hợp lý 75
2.2.1.3. Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh (CPBH, CPQLDN) 75
2.2.2. Huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76
2.2.2.1. Huy động vốn trong công ty 77
2.2.2.2. Huy động vốn ngoài công ty 78
2.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78
2.2.3. Tổ chức tốt công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường mở như hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu và là đích cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới. Chỉ khi nào có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điều kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín và thế lực của mình trên thị trường cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy việc xác định đúng đắn lợi nhuận, có biện pháp để nâng cao lợi nhuận, từ đó phân phối sử dụng lợi nhuận hợp lý là một trong những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp hiện nay.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác khi chuyển mình sang nền kinh tế thị trường do có sự thay đổi về cơ chế quản lý, công ty cổ phần giầy Hưng Yên đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã có những bước chuyển đổi phù hợp để đứng vững và phát triển sản phẩm của mình với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho công nhân, bảo vệ được tài sản, uy tín của công ty trong thương trường và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi công ty phải thiết lập kế hoạch, định hướng phát triển và đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện công ty và thích ứng với thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận đối với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường cùng với thực tế tìm hiểu tại công ty cổ phần giầy Hưng Yên, hơn nữa được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Huyền và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận - thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên” để làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận của công ty, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện lợi nhuận của công ty và thực tế tình hình lợi nhuận, công tác phân phối lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách khoa học trong sự vận động thống nhất của một tổng thể vật chất cùng với sự tác động khách quan của các yếu tố bên ngoài lên chung. Một số phương pháp cụ thể: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,…
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, em xin được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận trong các doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình lợi nhuận và công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần giầy Hưng Yên
Chương III: Một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận và phân phối lợi nhuận hợp lý tại công ty cổ phần giầy Hưng Yên


















CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG
DOANH NGHIỆP
I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm lợi nhuận
Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, lợi nhuận được hiểu theo những cách khác nhau. Đó là đề tài tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế. Từ những giai đoạn đầu sơ khai của nền kinh tế hàng hoḠcho đến khi nền kinh tế thị trường phát triển ở giai đoạn cao, sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường chịu sự tác động chủ yếu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. cách sản xuất phong kiến tan rã chuyển sang cách sản xuất TBCN, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển thì lợi nhuận luôn giữ một vai trò quan trọng, là mục đích mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Như ta đã biết, trong nền kinh tế trọng thương thì lợi nhuận được hiểu là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có. Có thể nói, đây là một cách hiểu sơ khai nhất về lợi nhuận, sự hạn chế và cách hiểu bản chất lợi nhuận do họ chưa biết đến nguồn gốc sinh ra lợi nhuận. Dựa vào quan niệm về lợi nhuận như trên, những đề xuất trong chính sách của họ đều thiên về tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Đây còn là thời kỳ tan rã của cách sản xuất phong kiến, phát sinh cách sản xuất TBCN, nền kinh tế giản đơn chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản.
Trong khi đó, quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận có được là do tiết kiệm chi phí mà có còn lưu thông không tạo ra gì cả. Quan điểm này trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, điều đó cho thấy được sự hạn chế về mặt xã hội cũng như mặt lý luận trong quá trình nhận thức lợi nhuận về học thuyết và phân tích kinh tế.
Đến thời kỳ C.Marx, ông đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị. C.Marx là người đã phân chia thời gian lao động của người công nhân thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao động tất yếu người lao động sáng tạo ra sản phẩm cho mình còn trong thời gian lao động thặng dư người lao động sáng tạo ra sản phẩm thặng dư và bị nhà tư bản chiếm đoạt và gọi là giá trị thặng dư. Nếu gọi giá trị sản phẩm là C + V + m


zSom0kEjCzD4r6t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status