Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam

Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng taphải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người”.
Trong quá trình lao động, con người tác động đến trực tiếp vào thế giới xung quanh và mục đích của quá trình lao động được thể hiện trong kết quả của nó. Nhờ có lao động mà con người tách khỏi thế giơí động vật, đồng thời biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục nó. Điều đó khẳng định lao động là hoạt động có ý chí, có mục đíchcủa con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Lao động tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Với tư tưởng chiến lược “Vì con người và phát huy nhân tố con người”, các quy phạm của luật lao động thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng là giải phóng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào của đất nướ, khuyến khích sử dụng tiềm năng lao động xã hội, tạo điều kiện và môi trtường để mọi người lao động có việc làm, tự do lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất của người lao động, đảm bảo cơ bản tối thiểu về việc làm, trả công lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, coi trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình kinh tế-xã hội, phục vụ mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Với đề tài tiểu luận: “Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam”, em xin phân tích và nêu ra những nội dung cơ bản nhất về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo sự hiểu biết của mình.
Trong quá trình làm bài do thời gian hạn chế và còn thiếu một số giấo trình để tham khảo nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy em rất mong những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết của em thêm hoàn chỉnh hơn.

CHƯƠNG I
NỘI DUNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. Trong quan hệ pháp luật lao động, quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ chủ thể kia tạo thành mối liên hệ pháp lý thống nhất trong một quan hệ pháp luậtn lao động. Trong quan hệ pháp luật này, không có chủ thể nào chỉ có quyền hay chỉ có nghĩa vụ và không có nghĩa vụ của một bên thì cũng không có quyền của bên kia. Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện, tôn trọng những quyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật quy định để đảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường lao động và môi trường sống.
I. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau:
- Được trả lương theo số và chát lượng lao động.
- Được đảm bảo an toàn trong lao động.
- Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả thuận giữa các bên.
- Được thành lập hay gia nhập tổ chức công đoàn.
- Được hưởng phúc lợi tập thể và tham gia quản lý doanh nghiệp theo pháp luật, nội quy và điều kiện của đơn vị.
- Được đình công theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG I: Nội dung của quan hệ pháp luật lao động 2
I. Quyền và nghĩa vụ của người lao động: 2
II. Khách thể của quan hệ pháp luật lao động: 3
CHƯƠNG II: Quyền và nghĩa vụ của người lao động 4
I. Người lao động có các quền cơ bản sau: 4
1. Người lao động được trả lương theo số và chất lượng lao động: 4
2. Người lao động được đảm bảo an toàn trong khi làm việc: 5
3. Người lao động được bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước: 7
4. Người lao động được nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả thuận giữa các bên: 8
5. Người lao động có quyền được thành lập hay gia nhập tổ chức công đoàn: 8
II. Nghĩa vụ mà người lao động phải thực hiện: 9
1. Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ luật lao động: 9
2. Người lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động: 11
Kết luận 12

65rmpnse7I7iQHE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status