Bài giảng Quản lý thuế - pdf 16

Download miễn phí Bài giảng Quản lý thuế



Mô hình quản lý thuế là sự khái quát hóa các phương thức quản lý của cơ quan thuế với người nộp thuế thành mô hình. Mô hình quản lý thuế được xây dựng dựa trên những triết lý quản lý khác nhau. Ứng với mỗi triết lý quản lý là mô hình quản lý thuế tương ứng. Có hai mô hình quản lý thuế phổ biến trên thế giới là mô hình tâm lý hành vi phổ biến và mô hình tuân thủ.
5.2.1. Mô hình tâm lý hành vi phổ biến
Valarie Braithwaite và John Braithwaite (1985) cho rằng, tâm lý hành vi phổ biến của con người là sẽ lựa chọn hành động khi hiểu được lợi ích của hành động và những hậu quả có thể nhận được khi không thực hiện một hành động nào đó. Do vậy, quản lý thuế muốn đạt được sự tuân thủ cao thì trước hết phải bắt đầu từ hoạt động thuyết phục, sau đó mới tiến dần đến trừng phạt. Vì quan niệm như vậy nên mô hình này còn được gọi là mô hình Thuyết phục và trừng phạt.
Mô hình tâm lý hành vi phổ biến cho thấy, việc làm đầu tiên quan trọng nhất và phải làm nhiều nhất của cơ quan thuế là phục vụ để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Việc thuyết phục được thực hiện thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, lắng nghe, chia sẻ, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hội, trình độ quản ký, trình độ nhận thức của NNT, tổ chức bộ máy thu thuế của cơ quan thuế và quy định của pháp luật.
4.3.2. Yêu cầu đối với việc xây dựng quy trình quản lý thuế
Quy trình quản lý thuế phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, quy trình quản lý thuế phải được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản của cơ quan quản lý thuế, và được công khai đến mọi chủtheer có liên quan.
Hai là, phải có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận trong cơ quan thuế trong công việc thực hiện các công việc của quy trình quản lý thuế.
Ba là, các phần việc trong một quy trình quản lý và giữa các quy trình quản lý thuế phải được sắp xếp khoa học, liên hoàn, thống nhất theo thứ tự yêu cầu quản lý và thuận lợi cho người nộp thuế.
4.3.3. Nội dung cơ bản của quy trình quản lý thuế
Nội dung của quy trình quản lý thuế phu thuộc vào sự lựa chọn cơ chế quản lý thuế của cơ quan quản lý thu thuế, một quy trình quản lý thuế phù hợp với một cơ chế quản lý thuế nhất định thông thường bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Nội dung của toàn bộ những công việc, những thao tác nghiệp vụ phải thực hiện của các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế và trình tự thực hiện các công việc các thao tác nghiệp vụ đó trong mối tương tác với các hoạt động của người nộp thuế và các tổ chức cá nhân khác có liên quan trong quản lý thuế.
- Trách nhiệm của từng bộ phận quản lý trong việc thực hiện các nội dung công việc cụ thể của quy trình quản lý thuế.
-Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế nhằm thực hiện các công việc quản lý.
- Thời hạn và thời điểm phải hoàn thành những bước công việc nhất định trong quy trình quản lý thuế.
- Yêu cầu phải đạt được của tường nội dung công việc cụ thể đối với từng bộ phận quản lý trong cơ quan quản lý thuế.
4.4. Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế
Để đạt được mục tiêu của quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thực hiện những phần việc chủ yếu nhằm tác động, điều khiển và kiểm soát hoạt động kê khai, nộp thuế của người nộp thuế. Nếu như xây dưng chính sách thuế, tổ chức bộ máy thu thuế và tổ chức quy trình quản lý thuế là những nội dung có tính chất đi trước, tiền đề để thực hiện hoạt động quản lý thuế thì tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế, còn được gọi là tổ chức hành thu, là nội dung đi sau nhưng phải thường xuyên thực hiện của quản lý thuế.
Với muc tiêu tối thượng là thực hiện pháp luật thuế, nghĩa là phải đảm bảo để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế cho Nhà nước thì cơ quan thuế cần tác động vào tất cả những yếu tố điều khiển hành vi tuân thur thuế của người nộp thuế. Tức là phải làm cho người nộp thuế hiểu nghĩa vụ thuế, hiểu cách tính toán số thuế phải nộp, thấy được hậu quả của việc không tuân thủ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp cho Nhà nước, kiểm soát tuân thủ thuế. Để làm được điều đó , cần tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế. Đó là chức năng chủ yếu sau:
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế: Chuyển tải thông tin về pháp luật thuế đến mọi thành viên trong xã hội bằng những hình thức, biện pháp cụ thế.
- Hỗ trợ người nộp thuế: Tạo những diều kiện tốt nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế như: Hướng dẫn kê khai, giải đáp vướng mắc…
- Quản lý kê khai thuế, nộp thuế: Nắm bắt toàn bộ tình trạng đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và nợ thuế của người nộp thuế.
- Đôn đốc thu nộp thuế: Nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
- Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế: Kiểm soát, đối chiếu, đánh giá tính đúng đắn, trung thực trong hoạt động kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Cưỡng chế thuế: Dùng các cách thức, biện pháp bước người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện quyết định hành chính thuế.
Từng nội dung cụ thể của các chức năng quản lý thuế nói trên sẽ được trình bày sâu hơn trong các chương tiếp theo của giáo trình này.
Trong mọi mô hình tổ chức bộ máy thu thuế thì các chức năng trên đều phải thực hiện. Trong các mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo đối tượng và theo sắc thuế thì một bộ phận nào đó trong cơ quan thuế có thể thực hiện một số chức năng hoặc toàn bộ các chức năng quản lý thuế nói trên. Trong mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo chức năng, thông thường một bộ phận trong cơ quan thuế chỉ thực hiện một chức năng nhất định và có thể phối hợp để thực hiện một vài chức năng khác.
5. CƠ CHẾ HÀNH THU VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THUẾ
5.1. Cơ chế hành thu
Cơ chế hành thu là cách thức mà chủ thể quản lý lựa chọn để tác động đến hành vi thuế, nộp thuế của đối tượng nộp thuế, là cách thức tổ chức thu nộp thuế. Trên thế giới có hai cơ chế hành thu chủ yếu là cơ chế thông báo thuế và cơ chế tự tính thuế.
5.1.1. Cơ chế thông báo thuế
Theo cơ chế thông báo thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc xác định căn cứ tính thuế nhưng không có nghĩa vụ xác định số thuế mình phải nộp.Việc xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện và thông báo cho người nộp thuế . Người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo số lượng và thời gian ghi trong thông báo thuế.
Cơ chế này thường phù hợp trong những điều kiện sau: (i) Trình độ dân trí thấp; người nộp thuế không đủ hiểu biết pháp luật để tự xác định nghĩa vụ thuế;(ii) Người nộp thuế không lưu giữ được đủ cơ sở dữ liệu làm căn cứ tính thuế, chăng hạn như hộ kinh doanh cá thể không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa dơn chứng từ.
5.1.1. Cơ chế tự tính thuế
Tự tính thuế là cơ chế hành thu mà người nộp thuế tự kê khai tự tính toán số thuế phải nộp của mình theo luật định và chủ động nộp thuế cho Nhà nước theo số thuế mà mình đã tính toán và theo thời hạn quy định của pháp luật thuế. Chính vì trong cơ chế này, người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và cơ chế tự tính thuế còn được gọi là cơ chế “tự kê khai, tự nộp thuế”.
Cơ chế tự tính thuế chỉ có thể đạt hiêu quả cao nếu no
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status