Đề tài Kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp café Việt Nam trong môi trường WTO - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp café Việt Nam trong môi trường WTO



MỤC LỤC
Chương 1: Lý thuyết chung về kế hoạch marketing trong doanh nghiệp. 1
I/ Lý thuyết chung về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 2
1/ Các khái niệm: 2
II/ Tổng quan về kế hoạch Marketing trong doanh nghiệp: 3
1/ Khái niệm: 3
2/ Nội dung kế hoạch Marketing trong doanh nghiệp: 4
3/ Chức năng và vị trí Marketing trong doanh nghiệp: 7
4/ Chu trình hoạt động kế hoạch Marketing: 8
Chương 2: Kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp café Việt Nam. 12
I/ Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp café Việt Nam. 12
II/ Thực trạng kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp café Việt Nam. 17
1/ Tình trạng marketing hiện tại: 17
2/ Phân tích cơ hội và vấn đề. 24
3/ Xác định mục tiêu. 27
III/ Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành café Việt Nam 27
1/ Về phát huy thế mạnh; 27
2/ Hạn chế điểm yếu và những giải pháp. 28
Tổng kết 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hàng ngày
Về phía trên của cấp quản lý: kế hoạch Marketing phải phụ thuộc vào các chính sách chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch Marketing phải phù hợp với định hướng chiến lược lớn của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Về phía dưới của cấp quản lý: kế hoạch Marketing nhất thiết phải được chuyển thành các chiến thuật, tức là các mệnh lệnh cụ thể rõ ràng
Tóm lại bộ phận chuyên trách Marketing của doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng
4/ Chu trình hoạt động kế hoạch Marketing:
4.1.Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường:
* Các khái niệm:
Tổng cầu thị trường về 1 loại sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà một nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định với một chương trình marketing nhất định
Cầu của doanh nghiệp là phần cầu thị trường thuộc về doanh nghiệp
Dự báo cầu của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp dự báo mức tiêu thụ của mình căn cứ vào kế hoạch marketing đã chọn và môi trường marketing giả định
* Đánh giá cầu:
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng ba cách khác nhau để đánh giá cầu: đánh giá tiềm năng của toàn bộ thị trường, tiềm năng của ngành và khả năng bán của doanh nghiệp. trên thực tế, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thị trường mà rất cần thiết phải quan tâm tới thị phần của mình. Thực chất là đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm và thị phần so với đối thủ cạnh tranh
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường thị trường mục tiêu:
* Khái niệm: - Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.
- Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường có đòi hỏi như nhau đối với cùng tập hợp các kích thích marketing
* Tại sao phải phân đoạn thị trường?
Thị trường tổng thể luôn bao gồm số lượng lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau
Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh khác biệt nhau về khả năng phục vụ nhu cầu và ước muốn của những nhóm khách hàng khác nhau trên thị trường
Mỗi doanh nghiệp chỉ có vài thế mạnh
Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu là các thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hay mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra uy thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu marketing đã định
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu phải tuân thủ các lựa chọn chiến lược dài hạn đã quyết định
4.2.Kế hoạch Marketing tác nghiệp:
Kế hoạch hành động phân phối:
* Khái niệm:
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng
* Có các loại kênh phân phối sau:
Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ
Đại lý và môi giới
Nhà phân phối
Sau khi lựa chọn được kênh phân phối, doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch bán hàng để ấn định mục tiêu phân phối cho từng nhóm sản phẩm, kênh phân phối hay thị trường.
Các kế hoạch Marketing phụ trợ:
Kế hoạch quảng cáo:
Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện tryền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí
Quảng cáo nhằm tới công chúng, những người có ảnh hưởng, các nhà phân phối, các khách hàng công nghiệp…với mục đích là làm cho biết, làm cho thích, làm cho mua
Việc lập kế hoạch quảng cáo cần thực hiện 1 số yếu tố sau: xác định các thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng cáo, lựa chọn phương tiện quảng cáo
Kế hoạch khuyến mại: Kích thích người tiêu dùng mua nhiều hơn hay khuyến khich người bán bán nhiều hơn, nhờ một số lợi ích đặc biệt được hưởng trong một thời gian nhất định
Kế hoạch tuyên truyền(PR):
+ Tuyên truyền là việc sử dụng những cách truyền thông đại chúng truyền tin không mất tiền về những hàng hóa, dịch vụ và về chính doanh nghiệp tới khách hàng hiện tại và tiềm năng
+ Tuyên truyền còn là một bộ phận cấu thành của hoạt động tổ chức dư luận xã hội-dư luận thị trường. hoạt động đó bảo đảm cho công ty có danh tiếng tốt, hình ảnh tốt, xử lý các tin đồn, các hình ảnh bất lợi đã tràn lan ra ngoài
Ngân sách Marketing:
Ngân sách bán hàng: bao gồm các khoản thu được tính theo giá niêm yết (bảng giá) trong đó trừ đi các khoản ưu đãi cho khách hàng. Các khoản này được dự tính trên cơ sở các dự báo bán hàng
Ngân sách chi phí: bao gồm các khoản chi dự kiến cho việc phân phối vật chất và các chi phí phân phối marketing, các khoản chi cho quảng cáo, khuyến mại, lực lượng bán hàng, chi phí cho quản lý bán hàng và hoạt động marketing dài hạn
Ngân sách marketing được xây dựng thông qua việc tổng hợp các ngân sách thu và chi liên quan đến hoat động marketing theo các loại hoạt động khác nhau. Ngân sách marketing tổng thể được thực hiện từ việc cộng lại các ngân sách chi phí và thu nhập khác nhau.
Chương 2: Kế hoạch marketing trong các doanh nghiệp café Việt Nam.
I/ Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp café Việt Nam.
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Hiện nay Việt Nam là nước sản xuất cafe robusta hàng đầu thế giới, là nước xuất khẩu cafe đứng thứ hai thế giới (sau Brazil). Song Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là café thô và café rang say, riêng mặt hàng café hòa tan vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2007 vừa qua, lợi tức của Việt Nam thu được từ kim ngạch xuất khẩu là 1,8 tỷ USD, trong đó cà phê hoà tan chỉ chiếm 4%.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status