Phần mềm xây dựng website tuyển dụng lao động trên mạng internet - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Phần mềm xây dựng website tuyển dụng lao động trên mạng internet



Các Modul là các thành phần cơ bản tạo nên chương trình ứng dụng .Khi thực thi chương trình chính thì các Modul sẽ triệu gọi lẫn nhau và thực hiện các chức năng của mình .Các Modul được xây dựng trong đề tài này được mô tả theo các lược đồ chi tiết sau :(Kí hiệu:Các Modul được biểu diễn bởi các hình chữ nhật ,trong đó hình chữ nhật mảnh là các trang asp cụ thể ,chúng là những đơn vị chương trình nhỏ nhất.Các hình chữ nhật đậm là các Modul lớn,các Modul này bao gồm nhiều trang asp.Mũi tên là lời gọi giữa các Modul.Các tham số của lời gọi được ghi bên dưới mũi tên)
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Connection và Recordset đều mở kết nối theo cùng cách .Để tránh lập lại mã ,ta có thể đưa các lệnh tao Connection và Recordset vào một trang riêng ,tiếp đến dùng chỉ thị include để đưa trang này vào các trang ASP sử dụng ADO khác.Một cách làm khác là lưu chuỗi kết nối trong trong biến toàn cục Application của file global.asa sao cho tất cả các trang ASP khác đều thấy và truy xuất được .Ví dụ:
Sub Application_Onstart()
Strconn=”Provider=SQLOLEDB.1; Data Source=local host;User ID=sa;PWD=;Initial Catalog=database_name”
Set Application(“ConnectionString”)=Strconn
End sub
Tiếp đến trong trang ASP ta tạo đối tượng Connection và gọi kết nối như sau:
Set conn=server.CreateObject(“ADODB.Connection”)
Conn.open Application(“ConnectionString”)
3.3.Đóng và chia sẻ kết nối (Share Pooling):
Sau khi mở kết nối và xử lý xong dữ liệu ta nên đóng kết nối lại bằng cách gọi cách close của đối tượng Connection như sau:
Set conn=server.CreateObject(“ADODB.Connection”)
Conn.open strconn
‘Xử lý truy xuất dữ liệu
‘Ví dụ
‘rs.open “SELECT * PRODUCTS”,conn
‘Đóng kết nối
Conn.close
Đóng kết nối sẽ giải phóng tài nguyên giúp cơ sở dữ liệu thao tác và xử lý nhanh hơn .Thực tế khi ta gọi cách close của đối tượng Connection ,kết nối sẽ được trả về cho bộ quản lý tài nguyên .Do việc mở một kết nối chiếm nhiều tài nguyên cũng như đòi hỏi hệ thống phải quản lý chặt chẽ .Một khi kết nối được mở nó sẽ giữ nguyên và hoạt động trong suốt ứng dụng ,mỗi thời điểm chỉ có một trang là được chiếm giữ kết nối (Bằng cách gọi cách open của đối tượng Connection ).Nếu đã hoàn tất quá trình xử lý liên quan đến cơ sở dữ liệu ,ta nên gọi cách close càng sớm càng tốt để trả kết nối về cho hệ thống phục vụ các trang khác.Nếu không gọi cách close ,kết nối sẽ bị chiếm giữ cho đến khi toàn bộ nội dung của trang được thực thi xong .Khi đó nếu có một trang khác cần kết nối vào cơ sở dữ liệu hệ thống phải sử dụng thêm tài nguyên để tạo kết nối mới .Cơ chế dùng chung kết nối được gọi là Share Pooling.Chúng rất được quan tâm trong môi trường ứng dụng cơ sở dữ liệu với số lượng người dùng và yêu cầu xử lý lớn
4.Sử dụng Recordset :
4.1.Tạo Recordset:
Có thể nói Recordset là đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong ADO .Recordset cho phép xem và trích rút dữ liệu theo dạng bảng .Mặc dù đối tượng Connection cũng có khả năng thực thi câu lệnh SQL và trả về tập dữ liệu tương tự Recordset nhưng sử dụng Recordset hiểu quả và linh động hơn .Đối tượng Recordset được tạo ra như sau:
Set rs=server.createobject(“ADODB.recordset”)
Để trích rút dữ liệu từ một bảng nào đó trong cơ sở dữ liệu ,thường ta kết hợp đối tượng Connection vào câu lệnh SQL Select trong cách open của đối tượng Recordset .
4.2.Duyệt qua các mẩu tin trong Recordset:
Để đi đến từng mẩu tin trong Recordset chúng ta dùng vòng lặp While và kiểm tra xem đã đến mẩu tin cuối cùng chưa dựa vào thuộc tính EOF
4.3.Truy xuất các trường của mẩu tin:
Ta có thể chỉ định trực tiếp tên trường cần truy xuất ngay trong đối tượng Recordset.Tuy nhiên ta cũng có thể sử dụng đối tượng tập hợp Fields để truy xuất nội dung của một trường trong mẩu tin theo nhiều cách
4.4.Lọc các mẩu tin trong Recordsets:
Điều kiện lọc các mẩu tin(Chỉ chọn ra các mẩu tin thỏa điều kiện nhất định)có thể thực hiện ngay trong mệnh đề Where của câu lệnh SQL khi gọi cách open của Recordset .Ví dụ:
hay ta có thể sử dụng thuộc tính lọc(Filter) của Recordset để chỉ định điều kiện lọc sau khi đã trích xuất dữ liệu .Ví dụ:
Thuộc tính Filter cho phép sử dụng các mệnh đề lọc tương tự mệnh đề Where của câu lệnh SQL
4.5.Tìm kiếm trên Recordset :
Để tìm kiếm trên recordset ta có thể sử dụng cách find .Ví dụ để tìm sản phẩm mang mã số ‘11’trong recordset ta gọi cách find như sau:
Rs.find “Productcode=’11’
Tuy nhiên trong thực tế find ít được sử dụng đến .Để tìm một mẩu tin thực tế ,câu lệnh SQL được sử dụng trực tiếp dựa vào mệnh đề Where .Ví dụ:
Thuộc tính lọc cũng có thể được sử dụng cho mục đích tìm kiếm mẩu tin trên Recordset.
5.Hiệu chỉnh các mẩu tin:
Có hai cách thực hiện việc hiệu chỉnh các mẩu tin trong bảng dữ liệu (Bao gồm các thao tác như tạo mới mẩu tin ,thay đổi nội dung mẩu ,xóa mẩu tin ):Thứ nhất dựa vào các cách AddNew,Update,Delete của đốI tượng Recordset .Thứ hai là triệu gọi các câu lệnh SQL trực tiếp như INSERT,UPDATE,DELETE thông qua đối tượng Command hay Connection.Ví dụ:
6.Thực thi câu lệnh SQL với tham số bằng đối tượng Connection và Command:
6.1.Thực thi lệnh bằng Connection và Command:
Ngoài việc thực thi các câu lệnh SQL không trả về kết quả như INSERT,UPDATE,DELETE đối tượng connection còn có thể truy vấn dữ liệu SQL bằng câu lệnh SELECT .Thực tế ta có thể gọi đối tượng connection thực thi lệnh SELECT trả về tập Recordset như sau :
Set rs=conn.execute(“Câu lệnh SQL”)
Tuy nhiên đối với câu lệnh SELECT ,cách open của đối tượng recordset lại sử dụng thường xuyên và hiểu quả hơn (thực tế khi thực hiện lệnh SELECT đối tượng Connection tự động tạo ra đối tượng Recordset ẩn danh).
Ta có thể sử dụng đối tượng thực thi lệnh Command thay cho Connection .Đối tượng Command cho phép thực thi tất cả các lệnh SQL và các thủ tục Store Procedure của cơ sở dữ liệu .
Tạo và sử dụng đối tượng Command như sau :
6.2 Thực thi lệnh SQL vớI tham số :
Trường hợp thủ tục Store Procudure hay câu lệnh SQL yêu cầu tham số như trường hợp sau :
CREATE PROCEDURE update_account
@m_password VARCHAR(10),
@m_username VARCHAR(10)
AS
UPDATE password SET password=@m_password
WHERE username=@m_username
Ở đây @m_password và @m_username là các tham số truyền vào từ bên ngoài khi thủ tục được gọi .Bằng cách sử dụng đối tượng command ,ta có thể tạo ra đối tượng parameters và thêm vào tập hợp các giá trị tham số trước khi thực thi thủ tục như:
‘Tạo và gán giá trị cho tham số :
set user=CmdUpdate.CreateParameter(“@m_username”,adVarchar,adParamInput, ,”mkuser”)
set pwd=CmdUpdate.CreateParameter(“@m_password”,adVarchar,adParamInput, ,”newpassword”)
‘Đưa tham số vào đốI tượng command
cmdUpdate.Parameters.Append user
cmdUpdate.Parameters.Append pwd
‘Thực thi câu lệnh
cmdUpdate.CommandText=”update_account”
cmdUpdate.CommandType=adCmdStoredProc
cmdUpdate.execute
7.Phân trang với đối tượng Recordset:
Khi trích rút dữ liệu bằng đối tượng Recordset hoàn tất,ta thường dùng vòng lặp While để duyệt qua các mẩu tin(record)nhằm kết xuất thông tin trong các trường gửi về trình khách .Trong trường hợp kết quả mà Recordset trả về có khá nhiều mẩu tin mà ta chỉ muốn cho người dùng xem mỗi trang một số lượng nhất định các mẩu tin ,ví dụ như ,nếu recordset trả về kết quả bao gồm có 1000 mẩu tin mà ta chỉ muốn hiển thị phía trình khách mỗi lần 15 hay 20 mẩu tin mà thôi .Nếu người dùng muốn xem tiếp họ có thể click vào các liên kết để đi đến trang kế tiếp (next)hay trở về các mẩu tin đã xem trước đó (previous).Phân trang khi hiển thị các mẩu tin là công việc thường xuyên phải làm đối với các ứng dụng cần trình b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status