Phân tích, thiết kế và xây dựng chương trình Quản lý nhân sự - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Phân tích, thiết kế và xây dựng chương trình Quản lý nhân sự



Khi có nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty trong công ty được cập nhật thì nhân viên mới này sẽ nộp hồ sơ cho phòng TC-HC. Phòng TC-HC sẽ xử lý và tổng hợp thông tin sau đó lưu thông tin nhân sự vào kho dữ liệu hồ sơ.
Khi có nhân viên nghỉ hưu thì hồ sơ nhân viên này sẽ được nộp cho phòng TC-HC, phòng TC-HC sẽ xử lý và tổng hợp các thông tin nhân sự liên quan như: tiền lương nghỉ hưu, các khoản trợ cấp
Mỗi khi ban Giám đốc hay một phòng ban nào trong công ty có yêu cầu về nhân sự như cần danh sách nhân sự theo phòng ban, theo chức danh thì yêu cầu sẽ được gửi đến hệ thống quản lý hồ sơ và phòng TC-HC có nhiệm vụ thu thập và xử lý yêu cầu đó sau đó gửi lại báo cáo cho phòng ban cần thông tin.
Hàng ngày các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công lên phòng TC-HC để làm cơ sở cho quá trình tính toán lương. Hệ thống quản lý chấm công sẽ xử lý, điều chỉnh những sai sót trong bảng chấm công sau đó lưu thông tin vào kho dữ liệu bảng chấm công.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ô tả toàn bộ công ty với các chức năng thuộc mức gộp, các biểu đồ còn lại là các biểu đồ chi tiết dạng chuẩn để chi tiết mỗi chức năng lá của biểu đồ gộp.
3.2 Sơ đồ luồng thông tin IFD
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả HTTT theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ
Các kí pháp của sơ đồ luồng thông tin:
Xử lý
Thủ công Giao tác người-máy Tin học hoá hoàn toàn
Kho lưu trữ dữ liệu
Thủ công Tin học hoá
Dòng thông tin
Tài liệu
Điều khiển
Lưu ý:
Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần có mũi tên chỉ hướng
Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa từ
Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Rất nhiều các thông tin không thể hiện trên sơ đồ như hình dạng ( Format) của các thông tin vào/ra, thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý… sẽ được ghi trên các phích vật lý này.
Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho chứa dữ liệu, phích xử lý
Loại thứ nhất: Phích luồng thông tin
Tên tài liệu:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Vật mang:
Hình dạng: Nguồn:
Đích:
Loại thứ hai: Phích xử lý
Tên xử lý:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Phân ra thành các IFD con:
Phương tiện thực hiện: Sự kiện khởi sinh:
Chu kỳ:
Cấu trúc của thực đơn:
Phương pháp xử lý:
Loại thứ ba: Phích kho chứa dữ liệu
Tên kho dữ liệu:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Vật mang:
Chương trình hay người truy nhập:
3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu ( DFD- Data Flow Datagram)
Sơ đồ DFD dùng để mô tả cũng chính HTTT như sơ đồ IFD nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ DFD chỉ mô tả đơn thuần HTTT làm gì và để làm gì
Ký pháp sử dụng cho DFD
Ngôn ngữ DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Tên người/bộ phận phát/nhân thông tin
Nguồn hay đích
Tên dòng dữ liệu
Dòng dữ liệu
Tệp dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Kho dữ liệu
Tiến trình xử lý
Các mức của DFD
Sơ đồ ngữ cảnh ( Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của HTTT. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật.
Phân rã sơ đồ
Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, mức 1…
Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD
Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu
Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra một luông duy nhất.
Xử lý luôn phải được đánh mã số.
Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng không cắt nhau.
Tên cho xử lý phải là một động từ.
Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phỉa khác với luồng ra từ một xử lý.
Các phích logic
Giống như phích vật lý, phích logic hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống. Có 5 loại phích logic. Chúng được dùng mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữ liệu, tệp dữ liệu, và phần tử thông tin.
Thiết kế Cơ sở dữ liệu( CSDL)
Những nhà quản lý luôn luôn phải lưu trữ và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý và kinh doanh của mình. Những danh sách khách hàng, danh sách nhà cung cấp, sổ sách bán hàng, hồ sơ nhân viên… là những ví dụ cần thiết về quản trị dữ liệu. Nếu mất những dữ liệu đó tổ chức sẽ gặp khó khăn lớn trong khâu định giá, bán sản phẩm hay dịch vụ, tính lương cho nhân viên, điều hành hoạt động tổ chức…
4.1 Khái niệm CSDL
Trước khi có máy tính, tất cả những thông tin trên vẫn được thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và cập nhật. Chúng có thể được ghi trên bảng, ghi trong sổ sách, trong các phích bằng bìa cứng, hộc Catalog… thậm chí ngay trong trí não của những nhân viên làm việc. Làm như vậy cần rất nhiều không gian nhớ và rất vất vả khi tìm kiếm tính toán. Thời gian xử lý lâu, quy trình mệt mỏi nặng nhọc và các kết quả báo cáo thường là không đầy đủ và không chính xác
Ngày nay người ta sử dụng máy tính và các hệ quản trị CSDL để giao tác với các dữ liệu trong CSDL. Hệ quản trị CSDL là một phần mềm ứng dụng giúp chúng ta tạo ra, lưu trữ, tổ chức và tìm kiếm dữ liệu từ một CSDL đơn lẻ hay từ một số CSDL. Microsoft Access, Foxpro là những ví dụ về những hệ quản trị CSDL thông dụng trên các máy tính cá nhân.
Cơ sở dữ liệu( Data base) được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau, với những mục đích khác nhau.
4.2 Thiết kế các CSDL logic đi từ các thông tin đầu ra
Nguyên tắc thiết kế CSDL:
- Không bỏ sót dữ liệu
- Dữ liệu không trùng lặp
- Không dư thừa thông tin
- Không có sự nhập nhằng
- Dữ liệu phải được chuẩn hoá
- Tiện, nhanh khi truy xuất dữ liệu
Xác định các tệp CSDL trên các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của thiết kế CSDL
Các bước chi tiết khi thiết kế CSDL từ các thông tin đầu ra: Bước 1: Xác định các đầu ra
Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra: nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra
- Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra
- Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Phân tích viên liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách.
- Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh- là những thuộc tính được tính toán ra hay suy ra từ các thuộc tính khác.
- Gạch chân các từ khoá cho thông tin đầu ra
- Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có nghĩa trong quản lý
Thực hiện chuẩn hoá mức 1 (1.NF)
- Chuẩn hoá mức 1 quy định rằng: trong mỗi danh sách không được chứa những thuộc tính lặp (ký hiệu là R). Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý.
- Gắn cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
Thực hiện chuẩn hoá mức 2( 2.NF)
- Chuẩn hoá mức 2 (2.NF) quy định rằng: trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới
- Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách
Th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status