Tiểu luận: Phân tích những giá trị và hạn chế của Phật Giáo. Vì sao nước ta hiện nay, đạo Phật đang có xu hướng khôi phục và phát triển - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Phân tích những giá trị và hạn chế của Phật Giáo. Vì sao nước ta hiện nay, đạo Phật đang có xu hướng khôi phục và phát triển
2
tương xứng, Phật Giáo gọi là nghiệp báo. Chính tư tưởng này của Phật Giáo đã khiến con người tu tâm, dưỡng tính, từ bỏ điều ác, làm điều thiện.
Theo Phật Giáo, chúng sinh trong vũ trụ đều bình đẳng với nhau. Phật Giáo phản đối
việc dựa vào chủng tính và đẳng cấp để bàn luận sự cao quý, hà tiện, cao thấp của con người. Phật Giáo cho rằng để đánh giá một con người phải dựa vào sự cao thấp về đạo đức, sự nông sâu của trí tuệ của người đó. Từ đó, Phật Giáo khuyên con người nên rèn luyện, nâng cao cả đạo đức lẫn trí tuệ để tiến lên cõi lý tưởng của đời người.
Những tư tưởng về đạo đức của Phật Giáo khuyên chúng sinh nên ở hiền, sống lành
gồm: “Tứ đẳng” (bốn đức tính: từ, bi, hỉ, xả), “Lục độ” (sáu phép tu: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định), “Thập thiện” (10 điều thiện: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều, không ác khẩu, không tham lam, không thù hận, không si mê). Những điều răn dạy này của Phật Giáo đều mang nhiều tích cực về đạo đức, đã ít nhiều kiềm chế những hành vi thái quá, cực đoan phi nhân tính, phản văn hoá ở con người. Phật Giáo có một quan niệm đạo đức khá hoàn thiện nhằm xây dựng mẫu người lý tưởng. Những quan niệm về ngũ giới, thập thiện, thuyết luân hồi, nhân quả, nghiệp báo…có ý nghĩa răn đe, ngăn ngừa những suy nghĩ, lời nói không đúng hoặc lối sông buông thả…nhằm đem lại cho mỗi cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng hơn. Có thể nói Phật Giáo có vai trò quan trọng trên các phương diện văn hoá, đạo đức, ,lối sống góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, hình thành một lối sông lành mạnh cho con người.
- Phật Giáo có giá trị “đền bù hư ảo”, giúp con người giải thoát một cách hư ảo những
đau khổ, vướng mắc trong đời sống trần tục, làm vơi đi đau khổ trong đời sống xã hội.
Theo Phật Giáo, cuộc đời đầy rẫy những nỗi khổ, chúng sinh có nhiều phiền muộn. Vì
vậy, Phật Giáo rất quan tâm đến số phận con người và muốn tìm kiếm con đường giải thoát mọi khổ đau ở đời cho con người. Phật Tổ đã từng nói: “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo ta dạy cũng chỉ có một vị là vị giải thoát”(Kinh Vinaga). Do đó, đạo Phật còn được mệnh danh là đạo giải thoát.
Phật Giáo đưa ra con đường giải thoát, diệt khổ gồm 8 con đường chính (bát chính
đạo). Nếu thực hiện được bát chính đạo, tâm tư sẽ yên tĩnh, lòng dạ sẽ sáng suốt, bình thản. Đó là trạng thái tâm hồn được giải thoát, đạt tới Niết Bàn. Bát chính đạo gồm có: chính kiến (hiểu biết đúng đắn), chính tư duy (suy nghĩ chân chính), chính ngữ (lời nói chân chính), chính nghiệp (hành động chân chính), chính mệnh (sống chân chính), chính tinh tấn (cố gắng, nổ lực chân chính), chính niệm (suy niệm chân chính), chính định (tập trung tâm trí, kiên định con đường chân chính). Bát chính đạo của Phật Giáo không có gì thần bí, không cầu cạnh đến thần linh, mà chỉ dựa vào sự nổ lực của chính bản thân mình, như Phật tổ đã từng nói: “Người phải là hòn đảo của chính mình, chớ tìm nơi trú ẩn ở nơi khác”. Trong 8 con đường giải thoát đó thì chính kiến và chính tư duy thuộc về trí tuệ, gọi tắt là Tuệ. Chính ngữ, chính nghiệp và chính mệnh thuộc về giới luật, gọi tắt là Giới. Còn chính tinh tấn, chính định, chính niệm thuộc về định, gọi tắt là Định. Giới, Định, Tuệ là những con đường tiêu diệt khổ, giải thoát chúng sinh khỏi cảnh trầm luân sinh tử, để đạt tới siêu
Phật Giáo đã bác bỏ quan niệm của đạo Balamôn, của triết học Vêđa về phần tạo vật Bơ-rat-man, Đấng sáng tạo và Atman. Triết học Vêđa khẳng định rằng: bản nguyê
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status