Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009 - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 4
I- Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương 4
1) Thông tin chung về doanh nghiệp 4
2) Lịch sử hình thành và phát triển 4
II- Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 5
1) Giới thiệu chung 5
2) Sơ đồ tổ chức 6
3) Hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 8
4) Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội giai đoạn 2004 – 2009 8
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009 8
I- Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 8
1) Yêu cầu mở L/C 8
3) Hủy L/C 8
4) Thanh toán L/C 8
5) Biểu phí 8
II- Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ năm 2009 8
III- Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ 8
1) Hiệu quả thể hiện qua quy trình thanh toán nhập 8
2) Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán. 8
Chương III: Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ 8
I- Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT HN 8
1) Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 8
2) Mục tiêu kinh doanh năm 2010 8
3) Tầm nhìn đến năm 2015 8
4) Định hướng phát triển 8
II- Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ 8
1) Tăng cường hoạt động Marketing 8
2) Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu 8
3) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu 8
4) Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác thanh toán xuất nhập khẩu 8
5) Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý 8
6) Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng 8
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 8
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Khi quan hệ quốc tế mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam phải đựơc hoàn thiện và phát triển đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và mở rộng trên phạm vi quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán nhập khẩu. Vấn đề đặt ra đới với các doanh nghiệp và Ngân hàng tham gia hoạt động trên là phải theo đuổi tốt mục tiêu “thuận tiện – hiệu quả – an toàn”.
Trước tình hình đó, NHNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNT Hà Nội nói riêng là Ngân hàng hoạt động phát triển nhất và dày dạn kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại không thể không theo đuổi mục đích trên. Với suy nghĩ như vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009” cho báo cáo thực tập giữa khóa của mình.
Báo cáo gồm các nội dung chính là:
Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2009
Chương III: Một số gợi ý và đề xuất
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên cùng quan tâm tới đề tài này.
Em xin chân thành Thank thầy giáo TXH cùng các cô chú, anh chị trong phòng thanh toán xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã tạo điền kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này.

Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương và chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
I- Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương
1) Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam
Tên viết tắt tiếng Anh: Vietcombank
Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.vietcombank.com.vn
Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105922 do Trọng tài Kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993, cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05 năm 2003.
2) Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà Nước). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, Ngân hàng Ngoại Thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng thay mặt và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam.
II- Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
1) Giới thiệu chung
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước

f0hC618sygoD8sD
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status