Đề tài Đẩy mạnh cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2
I. Bản chất của cổ phần hoá 2
II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 3
III. Mục tiêu của cổ phần hoá 5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM 6
I. Tiến trình cổ phần hoá 6
II. Thành tựu, hạn chế 6
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HOÁ
MỘT BỘ PHẬN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG THỜI GIAN TỚI 15
KẾT LUẬN 19
MỤC LỤC 20
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lãi. Lúc đó Nhà nước buộc phải có chính sách tài trợ, bao cấp. Tài trợ là một sách lược luôn luôn cần thiết nhằm đảm bảo cho các DNNN hoạt động tốt theo chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Còn bao cấp là một việc không đáng làm, nó chỉ làm cho các doanh nghiệp ngày càng ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm mà Nhà nước lại phải bù lỗ. Trong điều kiện ngân sách luôn thiết hụt thì đây thực sự là một gánh nặng nếu doanh nghiệp này thực ra là không cần duy trì hình thức quốc doanh.
Do các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, cụ thể là theo số liệu năm 2005, trong số 4000 DNNN có khoảng 800 doanh nghiệp làm ăn lỗ. Trong đó, doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tới 40% mức lãi chỉ bằng hay nhỉnh hơn một chút so với mức lãi ngân hàng.
Kết quả kiểm toán năm 2005 cho thấy tỉ xuất lợi nhuận rất thấp trong số 19 đơn vị được kiểm toán chỉ có tỷ suất lợi nhuận 0.18% - 0.8%. Một số doanh nghiệp có số lỗ lũy kế rất lớn:
Dệt may lỗ lũy kế là 328 tỷ đồng.
Tổng công ty giấy lỗ lũy kế 200 tỷ đồng.
Tổng công ty lương thực miền nam
Vấn đề quản lý các DNNN bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt chưa đúng với vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Thiếu vốn cũng là nguyên nhân làm cho công nghệ của chúng ta không cải thiện được, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém: sản phẩm làm ra thường kém chất lượng, giá cả lại cao, không có thị trường tiêu thụ, nên cũng thua thiệt trong hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới. Các máy móc, thiết bị được trang bị thường nhập từ nhiều nước với các chủng loại và thế hệ rất khác nhau. Hơn nữa, việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề chưa được chú trọng hay chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa có những ràng buộc về mặt lợi ích để người lao động phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí... rất khó kiểm soát đang là những nhân tố làm khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
Bên cạnh những khó khăn chủ quan xất phát từ nội bộ nền kinh tế, thì các tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế thế giới mang lại như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gần đây đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất nước một cách ổn định vững chắc không những cho các năm trước mắt mà cho cả tương lai lâu dài.
Mục tiêu cổ phần hóa.
Cổ phần hóa các DNNN nhằm đạt các mục tiêu như sau:
Chuyển đổi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, qua đó huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới cách quản trị doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư và những người lao động trong doanh nghiệp.
Qua cổ phần hóa thực hiện việc công khai minh bạch những vấn đề của doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường, gắn với sự phát triển của doanh nghiệp với sự phát triển của thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
PHầN 2: Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Tiến trình cổ phần hóa.
Tiến trình cổ phần hóa được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thí điểm ( 1992 – 1996) gắn với nghị định 28 của chính phủ.
Kết thúc giai đoạn này chúng ta đã cổ phần hóa được 5 DNNN.
Giai đoạn 2: Giai đoạn mở rộng(tháng 6/1996 – tháng 6 /1998) gắn với nghị định 44 của Chính phủ. Kết thúc giai đoạn này chúng ta cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chủ động (tháng 7/1998 – tháng 7/2002) gắn với NĐ 64 của Chính phủ. Kết thúc giai đoạn này chúng ta cổ phần hóa được 784 doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Giai đoạn đẩy mạnh (tháng 7/2002 – nay) gắn với NĐ 187 của Chính phủ. Đến ngày 26/6/2007 Chính phủ ban hành NĐ 109 để chỉ đạo.
Thành tựu, hạn chế
Thành tựu.
Tính đến giữa quí III năm 2000, cả nước ta đã có 451 doanh nghiệp nhà nước được CPH, một con số còn ít so với mục tiêu đặt ra. Theo dự kiến của Chính phủ thì cuối năm 2000 sẽ có khoảng 1.000 DNNN chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần. Kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở một số doanh nghiệp điển hình trước và sau khi CPH đã chứng tỏ rằng CPH là một chủ trương đúng. Mục tiêu của chủ trương này là huy động thêm vốn, đổi mới cách quản lý để tăng hiệu quả kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển, qua đó cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước, xác định quyền làm chủ thật sự của người lao động trong doanh nghiệp. Đánh giá về thành công của chủ trương này ta hãy xem xét những mục tiêu đạt được:
- Về huy động vốn: theo tính toán của các nhà kinh tế, trong dân hiện còn một nguồn vốn nhàn rỗi khoảng 8 tỷ USD.Cổ phần hóa chính là biện pháp có hiệu quả để huy động nguồn vốn này cho phát triển kinh tế nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả. Đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là một chiến lược lâu dài. Thống kê 451 DNNN cổ phần hoá có giá trị phần lớn vốn nhà nước là 1.649 tỷ đồng qua CPH đã thu thêm được 1.432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào. Đồng thời thông qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước đã thu lại 814 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và dùng vào việc giải quyết chính sách cho người lao động trong DNNN thực hiện CPH. Về số tuyệt đối thì đây chưa phải là lớn, nhưng về mặt tỷ lệ thì rất đáng kích lệ.
Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khi CPH được xác định lại, nhìn chung đều tăng lên từ 10-15% so với giá trị ghi trên sổ sách. Như vậy, khi thực hiện CPH, vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp CPH không mất đi mà được tăng lên, hơn nữa còn thu hút thêm được một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Tuy nhiên, số lượng 451 DNNN cổ phần hóa mới chỉ chiếm 7% tổng số DNNN hiện có. Số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH so với tổng số vốn nhà nước tại các DNNN hiện nay chỉ chiếm gần 1%. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp và số vốn nhà nước CPH còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của khu vực DNNN.
Ngày 20/7/2000, một trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên đã được đưa vào hoạt động tại 45-47 Bến Chương Dương-Quận I -TP HCM. Thông qua thị trường chứng khoán, đã có 4 Công ty niêm yết cổ phiếu đều có thể huy động thêm vốn ở trong và ngoài nước thông qua việc phát hành cổ phiếu của mình. Vai trò của thị trường chứng khoán là rất to lớn trong việc huy động vốn dùng trong sản xuất kinh doanh cần được phát triển, nhưng thực tế cho thấy thị trường này ở nước ta từ khi thành lập đến nay luôn ở trong tình trạng cung không đủ cầu. Có quá ít các công ty giao bán cổ phiếu của mình, lý do có thể là hoạt động này còn quá mới mẻ ở nước ta hay các công ty sợ rằng bọn đầu c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status