Đề tài Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam



- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành, có nghĩa vụ công bố thông tin trên 5 số liên tiếp của một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương, là những thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành;
- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: Có nghĩa vụ công bố thông tin tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của TTGDCK và UBCKNN tuân theo Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành theo Quyết định 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thiện với cơ chế thị trường. Nguồn thu cho ngân sách tăng, bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước giảm, cho phép Nhà nước dành nhiều nguồn vốn hơn cho đầu tư phát triển. Hệ thống tài chính, tiền tệ được đổi mới và phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống ngân hàng được củng cố; các tổ chức tín dụng phát triển, chất lượng và hiệu quả tín dụng được nâng lên. Cơ chế quản lý ngoại hối hoàn thiện dần; chính sách tỷ giá có đổi mới dựa trên nguyên tắc của thị trường. Khu vực tư nhân phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Những thành quả kinh tế trên đây là kết quả của việc thi hành chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi đưa đất nước bước vào thời kỳ mới công nghiệp hoá nền kinh tế, đồng thời là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng một thị trường chứng khoán có hiệu quả ở Việt Nam.
2. Quá trình hình thành Thị trường chứng khoán Việt Nam
Để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh, lâu bền phải cần đến một khối lượng lớn vốn đầu tư dài hạn mà thị trường vốn ngắn hạn không thể đáp ứng được. Do vậy, khi công cuộc đổi mới đạt được những thành quả quan trọng bước đầu, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo thêm một kênh mới quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm các khả năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho nhân dân.
Năm 1992, các tổ nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nghiên cứu đề án hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập “Ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn” là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm 1995, trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, và Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán.
Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động (4/1997), mặc dù kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo hàng hoá, các tổ chức tài chính trung gian cũng như các điều kiện khác cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được chính thức ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng banđầu để Chính phủ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản thực thi tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Sau hơn một năm hoạt động, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công đáng kể, thể hiện sự tập trung, nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn thể cán bộ nhân viên ngành chứng khoán. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đã tạo ra một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế và đã xây dựng cho Việt Nam một chỉ số kinh tế mới, tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nền kinh tế nhưng cũng đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
3. Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác ở chỗ: UBCKNNVN ra đời trước khi có thị trường chứng khoán và là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam; TTGDCK là một bộ phận trực thuộc của UBCKNN, hoạt động trước khi có thị trường chứng khoán.
3.1. Vai trò của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và thị trường Chứng khoán. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
- Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
- Cấp, đình chỉ hay thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đơn vị được phát hành chứng khoán để giao dịch ở thị trường chứng khoán.
- Thành lập và quản lý các tổ chức dịch vụ và phụ trợ cho hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hay giải thể Sở giao dịch chứng khoán.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan đến việc kinh doanh, phát hành, dịch vụ chứng khoán.
- Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành, thông tin về giao dịch, mua bán chứng khoán; thoả thuận với Bộ Tài chính để quy định phí, lệ phí, và thuế liên quan đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra có hiệu quả và đúng phát luật.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tương Chính phủ đối với toàn bộ hoạt động của Uỷ ban chứng khoán và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên kiêm nhiệm.
Bộ máy giúp việc của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có:
-Vụ phát triển Thị trường Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch về xây dựng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán; xây dựng các chính sách phát triển thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, công bố thông tin về thị trường chứng khoán.
-Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status