Lựa chọn một doanh nghiệp đã và đang tham gia kinh doanh quốc tế. chỉ ra những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp đó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
Bài làm:
Động cơ tham gia KDQT của một DN được chia thành 2 phần : Lực đẩy, và lực kéo.
Trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự mở rộng hợp tác giữa các quốc gia theo xu hướng toàn cầu hóa… đã làm cho các công ty, doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế. Đó là một quy luật tất yếu, khách quan. Và tập đoàn cà phê Trung Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy điều gì đã thôi thúc Trung Nguyên tham gia kinh doanh quốc tế?
Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tập đoàn này. Bạn đã biết gì về Trung Nguyên?
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Cũng giống như các công ty khác, Trung Nguyên tham gia kinh doanh quốc tế bởi nhiều nguyên nhân. Ở đây, chúng tui sẽ chia chúng ra thành 2 nhóm là lực đẩy và lực kéo.
I, Lực đẩy
Lực đẩy là tất cả các yếu tố gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải tham gia kinh doanh quốc tế.
1, Dung lượng thị trường nhỏ
Năm 2000, Trung Nguyên lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.Theo tổng cục thống kê Việt Nam, dân số của Việt Nam lúc đó là 77,7 triệu người (dân số thế giới là hơn 5 tỷ người). Điều đó cho thấy dung lượng thị trường của Việt Nam rất nhỏ. Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu cà phê nổi tiếng trên thế giới, với diện tích trồng khoảng hơn 500000 hecta, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm gần 2 tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới ( chỉ sau Brasil). Thế nhưng, nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước ta lại rất thấp. Trong khi Brasil tiêu thụ 18,945 triệu bao/năm, còn Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,583 triệu bao/năm. Theo một số nghiên cứu gần đây được ngân hàng thế (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường cà phê nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70000 tấn/năm. Trong khi đó, theo Hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng “khập khiễng” nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội cà phê thế giới là 25,16%. Trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân mỗi năm, ở Tây Âu là 5-6kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 500gr. Tính theo số dân, mức tiêu thụ cà phê của Việt Nam chỉ bằng ¼ so với người Thái Lan và các nước láng giềng. Năm 2010, Việt Nam có lượng cà phê sử dụng trên đầu người chỉ 0,7 kg/người/năm, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 5% tổng cà phê xuất khẩu. Ngay cả những người trồng cà phê cũng thường xuyên uống nước chè thay vì uống thứ “nước đen” đó.
Từ những số liệu trên đã chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ cà phê của Việt Nam không tương xứng so với lượng cà phê mà ta xuất khẩu. Dung lượng thì trường quá nhỏ- điều này sẽ là yếu tố gây khó khăn cho Trung Nguyên khi sản xuất cà phê trong điều kiện nhu cầu cà phê có hạn.

2, Công suất dư thừa
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Brasil). Năm 2009,Brasil xuất khẩu 2249010 tấn, Việt Nam xuất khẩu 961200 tấn. Việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cũng giúp nâng năng suất cà phê lên cao. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ ha thì 20 năm sau năng suất đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha. Trong đó có một số năm đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha.

8eQfjJWzMXzEd2p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status