Vai trò nhà nước pháp quyền trong việc xây dựng CNXH ở Việt nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò nhà nước pháp quyền trong việc xây dựng CNXH ở Việt nam



Trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ một số vấn đề cần cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam:
Giải quyết mối quan hệ giữa công dân - Nhà Nước là mối quan hệ chính trị cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành thuộc về nhân dân.
Do dân và vì dân phải dựa trên truyền thống dân tộc, đặc điểm dân tộc, nhất là truyền thống chính trị củađất nước.
Xây dựng quyền lực Nhà Nước của các công dân trên nền tảng dựa trên hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.
Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ăng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm, và khi đó chế độ tự quản của nhân dân được xác lập.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Chức năng đối nội của nhà nước: nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị, được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác( bộ máy thông tin, tuyên truyền , các cơ quan văn hoá, giáo dục) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý trí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thànhchính thống trong xã hội.
Chức năng đối ngoại của nhà nước: Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay thi chức năng đối ngoại của nhà nướccó tầm quan trọng đặc biệt.
Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phất từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất, chúng tấc động tới nhau và. liên quan tới nhau.
Nhà nước chuyên chính vô sản
Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới
Quốc huy
Sự cần thiết xác lập chuyên chính vô sản để tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình. Ơ đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân.
Trong thời kì quá độ tồn tại các giai cấp đối lập nhau, đấu tranh với nhau, do đó chuyên chính vô sản là cân thiết để đưa xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Chuyên chính vô sản là sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Chuyên chính vô sản là cách, là phương tiện, là hình thức để bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân. Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền thì giai cáp vô sản phải lắm vững công cụ chuyên chính, kiên quyết trấn áp những thế lực đi ngược lợi ích của nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Do đó tổ chức, xây dựng là chức năng cơ bản nhất của chuyên chính vô sản.
Nhà nước chuyên chính vô sản là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do đó,chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ đó. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm chủ yếu.
Nhà nước vô sản là tổ chức, thông qua Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình với toàn bộ xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước đó không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình. Nhà nước chuyên chinh vô sản đầu tiên là Công xã Pari năm 1872.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoặch, bằng chính sách, bằng những đòn bẩy kinh tế và các công cụ điều tiết khác.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước kiểu mới, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nhà nước khác về chất so với nhà nước tư sản, và các kiểu nhà nước trước đây chứa đựng thuộc tính áp bức bất bình đẳng và bất công.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nhà nước do nhân dân lập ra và thông qua tổng tuyển cử toàn dân, đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân, dặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất hữu cơ chức năng giai cấp và chức năng xã hội trong tổ chức, trong hoạt động của mình. Việc thực hiện tốt các chức năng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước.
II. Tư tưởng nhà Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
1, Sự ra đời nhà nước pháp quyền
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh- người khai sinh ra nước việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp đứng đầu nhà nước trong 24 năm, đã lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi lên con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.
Có thể nói quá trình đi tìm đường cứu nước của người cũng là quá trình tìm kiếm một nhà nước mới phù hợp với đất nước việt nam, với dân tộc việtt nam, bởi lẽ trong cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước luôn luôn là một vấn đề cơ bản.
Sau khi tim được con đương cứu nước, người đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta giành lấy tự do hạnh phúc độc lập cho tổ quốc. Ngay từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập chính quyền cách mạng ở các căn cứ địa, ở các khu giải phóng lúc bấy giờ. Đến đầu tháng 8 năm 1945, mặc dù tình hình lúc đó hết sức khó khăn, Người đã kiên quyết triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào, cử gia Uỷ Ban dân tộc giải phóng Việt Nam- một tổ chức tiền chính phủ ra đời bảo đảm tính hợp pháp của chinh quyền mới. Tháng 8 năm 1945, Hà Nội và các địa phương trong toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước khi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào miền Nam, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình để tuyên bố với toàn thế giới và quốc dân đồng bào khai sinh của nước việt nam mới- nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Chính phủ lâm thời đã ra mắt trước quốc dân Việt Nam và thế giới. Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị đặc biệt, khẳng định độc lập tư do và kiên quyết bảo vệ quyền tự do và độc lập đó.
Nước việt nam dân chủ cộng hoà ra đời là hợp hiến, hợp pháp. Chính phủ lâm thời là hợp hiến, hợp công lý.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ. Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiêm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ 3 là: “phải có một hiến pháp dân chủ” và đề nghị sớm tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Đó là việc tiếp tục xây dựng một nhà nước pháp quyền, một nhà nước dân chủ, hợp pháp, một nhà nước thực sự thay mặt cho nhân dân, do toàn dân bầu cử ra và quản lý xã hội bằng pháp luật. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nươc việt nam dân chủ cộng hoà được thực hiện ngày 6 tháng 1 năm 1946 và đã bầu ra quốc hội đầu tiên của nước ta. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hiến pháp và pháp luật, khẳng định pháp luật của nước ta là ý chung của nhân dân, của dân tộc Việt Nam. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước , cán bộ viên chức nhà n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status