Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta thời kì đổi mới - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục lục
Lời mở đầu 2
Nội dung 3
I. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa 3
1. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức
và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986 3
2. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ
Đại hội VI đến Đại hội X 3
3.Hình thành khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4
II.Tính tất yếu của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5
III. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức 7
1. Nội dung 7
2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 8
IV.Những thuận lợi trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa
, hiện đại hóa ở nước ta 10
V.Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 11
1. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa 11
2. Hạn chế và nguyên nhân 13
Kết luận 15

LỜI MỞ ĐẦU:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên con đường phats triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước cùng kiệt nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của nước khác,Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật- công nghệ tiên tiến hiện đại…
Sau khi được tìm hiểu môn học đường lối cách mạng của Đảng công sản Việt Nam, dưới sự chỉ dạy tận tình của giảng viên bộ môn, tui đã phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của những chính sách, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt tâm đắc là những đường lối về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con đường giúp chúng ta thoát khỏi rình trạng cùng kiệt nàn lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, sánh ngang tầm với các nước trong khu vực.
Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về những đường lối chính sách của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tui quyết định chọn đề tài : “Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta thời kì đổi mới”


NỘI DUNG:
I. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.
1. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985:
Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.
Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.


qXQocWXR2T7BX1y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status