Đề án Nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề án Nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Phần I Lời mở đầu 2
Phần II Nội dung 3
I. Những quan điểm chung về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử 3
II. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5
1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 5
2. Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6
III. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 7
1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân 8
2. Hiến pháp và pháp luật của nước ta ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội . 8
3. Quyền lực Nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền 9
4. Sự phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương 10
5. Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống 10
6. Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. 10
7. Nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ 11
Phần III Kết luận 13
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợc đặt ra đối với chúng ta là: ở mức độ nào, bằng hình thức nào, qua con đường nào, những tư tưởng và học thuyết về Nhà nước pháp quyền có thể vận dụng ở Việt Nam - một đất nước có nền văn hiến lâu đời, nơi mà Nhà nước và pháp luật cũng đã có từ ngàn xưa, nơi mà đạo đức, phong tục tập quán đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội.Có thể nói rằng, việc hình thành, xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.Hiện nay, ở Việt Nam, đã có những tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v…, cho việc bắt đầu xây dựng một Nhà nước pháp quyền, nhưng quá trình đó không thể nóng vội, mà nó là sự nghiệp lâu dài của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Em đã chọn đề tài: “Nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để nghiên cứu phần nào và muốn hiều rõ hơn về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Bởi vậy em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô trong khoa cùng bạn đọc để đề án của em được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Những quan điểm chung về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử.
Nhà nước pháp quyền, lúc đầu như một tư tưởng, một học thuyết, sau đó, như một thực tiễn, có lịch sử của nó.Ngay từ thời cổ đại xa xưa, loài người đã bắt đầu tìm kiếm những nguyên tắc, những hình thức, những cơ chế trong mối quan hệ tương hỗ giữa pháp luật và quyền lực.Trong quá trình phát triển các học thuyết về Nhà nước và pháp luật, dần dần xuất hiện tư tưởng về hình thức tổ chức quyền lực xã hội mà trong đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối với mọi người, pháp luật trở thành sức mạnh mang tính Nhà nước, còn quyền lực xã hội được pháp luật thừa nhận thì trở thành quyền lực Nhà nước.
Một điều quan trọng phải khẳng định là, chính tư tưởng Nhà nước pháp quyền về sự thống nhất giữa sức mạnh và pháp luật có tính định hướng rõ rệt nhằm chống lại quan niệm cho rằng: Sức mạnh (sức mạnh bạo lực) sinh ra pháp luật, sức mạnh luôn là lẽ phải, chân lý thuộc về kẻ mạnh.Theo quan niệm của thế giới cổ đại thì công bằng, lẽ phải, pháp luật là do thượng đế định ra, chúng là những thuộc tính vốn có trong Trời - Đất, chúng đối lập với bạo lực, sự chuyên quyền, độc đoán và cả sự hỗn loạn.Cho nên khi nói về sự phục tùng pháp luật, sự tuân thủ pháp luật của người dân La Mã và Hy Lạp cổ xưa, thì pháp luật ở đây được hiểu là những đạo luật công bằng, hợp với lẽ thường của Trời - Đất, chứ không phải là sự áp đặt của bạo lực.
Hêraclít đã viết: Nhân dân cần đấu tranh bảo vệ pháp luật như bảo vệ chính bức tường trong ngôi nhà của mình.Tất nhiên, cái được nhân dân bảo vệ ở đây là pháp luật, là rường cột của chế độ Nhà nước, chứ không phải là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp cầm quyền.
Platôn cho rằng, một chế độ Nhà nước chỉ có thể tồn tại ở nơi nào đó, nếu ở đấy các đạo luật công bằng giữ vai trò thống trị.Platôn khẳng định: “tui nhìn thấy sự tận số của Nhà nước, khi pháp luật không còn hiệu lực và phụ thuộc vào một chính quyền nào đó.Còn ở chỗ mà luật, luật pháp ngự trị trên những người cầm quyền, và những người cầm quyền như là nô lệ của pháp luật, ở đó, tui trông thấy sự hồi sinh của Nhà nước, trông thấy tất cả phúc lợi mà Trời ban cho Nhà nước”.
Arixtốt cho rằng, trong bất cứ chế độ Nhà nước nào cũng tồn tại ba yếu tố cấu thành quyền lực: Thứ nhất - cơ quan lập pháp, thư hai - cơ quan điều hành, thứ ba - cơ quan tòa án.Theo Arixtốt, ba yếu tố trên tạo thành nền móng của mỗi Nhà nước.Sự phân biệt chế độ Nhà nước khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào mức độ và hình thức tổ chức khác nhau của mỗi yếu tố trên.
Những tư tưởng và học thuyết thời cổ đại về Nhà nước pháp quyền đã được các nhà tư tưởng thời Trung cổ và Cận đại tiếp nhận và phát triển lên.Những tư tưởng và học thuyết đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các học thuyết về tam quyền phân lập, về tính tối cao của pháp luật và về Nhà nước pháp quyền nói chung.
Trong thời kỳ quá độ tự chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, vấn đề có tính quyết định, đó là vấn đề quyền lực chính trị và khía cạnh tổ chức - pháp lý của chúng.Thế giới quan về pháp luật của giai cấp đang lên - giai cấp tư sản - đòi hỏi phải có những thừa nhận pháp lý mới về tự do cá nhân bằng con đường khẳng định sự thống trị của pháp luật trong các quan hệ cá nhân, cũng như trong các quan hệ chung trong lĩnh vực chính trị, Nhà nước.
Nền tảng triết học của lý luận về Nhà nước pháp quyền đã được J.Cantơ nghiên cứu.Theo ông, Nhà nước - là liên minh của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật pháp quyền.Nhà nước pháp quyền trong lý luận của ông là mô hình lý thuyết lý tưởng mà con người phải vươn tới trong quá trình tổ chức thực tế Nhà nước pháp quyền.
Nếu trong quan niệm của Cantơ, Nhà nước pháp quyền và các đạo luật của nó là “cái phải như vậy” thì Hêghen lại cho đó là hiện thực, tức là biểu hiện thực tế của lý trí sáng suốt trong các hình thức tồn tại đời thường của con người.Pháp luật, theo Hêghen đó là thực tế của tự do, là “cách tồn tại của lý trí tự do”.Còn Nhà nước, theo ý kiến của ông, cũng chính là pháp luật, chính là pháp luật cụ thể, hay nói cách khác - theo cách lý giải biện chứng - Nhà nước là pháp luật phát triển, là pháp luật phong phú về nội dung, là cả hệ thống pháp luật.Nhà nước như biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, Nhà nước đứng trên đỉnh cao của hình chóp pháp luật cụ thể, Nhà nước đứng trên cá nhân, đứng trên xã hội.Như vậy, Hêghen coi Nhà nước như một biểu hiện thực tế cao nhất của tự do.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các học giả Nga đã có những đóng góp không nhỏ vào việc phát triển lý luận Nhà nước pháp quyền.Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Nhà nước pháp quyền - đó là sự ràng buộc của Nhà nước bằng pháp luật, sự phục tùng của Nhà nước trước pháp luật.Chính bản thân C.Mác, trong mức độ nào đó đã ủng hộ quan điểm ấy, ông viết: “Tự do là ở chỗ biến Nhà nước, cơ quan tối cao vào xã hội, thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội”.Nhưng khi Mác coi Nhà nước và pháp luật là những yếu tố của kiến trúc thượng tầng - những yếu tố đóng vai trò thứ hai sau hạ tầng cơ sở - thì thái độ của Mác đối với vấn đề Nhà nước pháp quyền có thận trọng và dè dặt hơn.Mác không gắn pháp luật và sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội với mô hình tương lai của xã hội là chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin, xuất phát từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế mới dưới chủ nghĩa xã hội đã nhấn mạnh rằng, nếu như không muốn rơi vào chủ nghĩa không tưởng thì không nên cho rằng sau khi lật đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status