Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm) - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm)



Ở chương trình sách giáo khoa lớp 12, kiến thức ngữ dụng (phần Tiếng Việt) được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Trong ba tiết học, học sinh phải nắm được một lượng kiến thức khá lớn. Điểm thuận lợi mà chương trình sách giáo khoa đưa ra chính là sự phân bố kiến thức đồng đều cho cả ba tiết (mỗi tiết có cả lí thuyết và luyện tập). Qua ba tiết học này, học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức sau.
Kiến thức đầu tiên học sinh cần nắm được là khái niệm “Hàm ý hội thoại”. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, học sinh cần nắm vững hàm ý hội thoại là gì, nhận diện được hàm ý mà người nói, người viết gửi gắm trong phát ngôn, từ đó hiểu đúng ý của người nói.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

inh kỹ năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói, lời viết. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen với các kiến thức ngữ dụng cơ bản, và đến chương trình Tiếng Việt trung học phổ thông, một lần nữa các nội dung ngữ dụng được đưa ra giảng dạy cho học sinh, với một mức độ kiến thức và yêu cầu cao hơn. Việc phân chia, sắp xếp kiến thức đối với từng khối líp nhìn chung đã có sự hợp lý, phù hợp với nền tảng kiến thức và khả năng tiếp nhận của học sinh trung học phổ thông. Tuy vậy, bên cạnh những điều hợp lý thì vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm cần xem xét.
1. Cấu trúc chương trình:
Trong chương trình phổ thông trung học, kiến thức ngữ dụng được phân chia đồng đều cho cả ba khối líp 10, 11,12. Không chỉ được giảng dạy trực tiếp trong các bài dạy thuộc phân môn Tiếng Việt, nội dung ngữ dụng còn được tích hợp trong một số bài dạy thuộc phân môn Làm Văn. Đây là kết quả của xu hướng tích hợp kiến thức trong giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức ngữ dụng ở nhiều chiều, nhiều góc độ kiến thức. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, chúng tui chỉ đi vào nhận xét những nội dung ngữ dụng được thể hiện trực tiếp trong phân môn Tiếng Việt ở cả ba khối líp, chứ không đi vào tìm hiểu nội dung ngữ dụng trong phân môn Làm Văn.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê dưới đây:
STT
Líp
Nội dung dạy ngữ dụng
Ghi chó
1.
SGK 10 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ).
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (luyện tập).
Bài 1 – trang 14.
Bài 2 – trang 20.
2.
SGK 11 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Ngữ cảnh
+ Khái niệm.
+ Các nhân tố của ngữ cảnh.
+ Vai trò của ngữ cảnh.
+ Luyện tập.
Bài 10 – trang 102.
3.
SGK 12 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.Sách thí điểm. S¸ch thÝ ®iÓm.
- Hàm ý hội thoại (khái niệm hàm ý hội thoại).
- Hàm ý hội thoại (tiếp theo) (tác dụng của hàm ý).
Trang 183.
Trang 236.
Dùa vào bảng thống kê, có thể thấy cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông khá đồng đều. Nội dung ngữ dụng được phân bố đảm bảo cho mỗi khối líp đều có điều kiện giảng dạy kiến thức ngữ dụng. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức ngữ dụng một cách hệ thống. Nội dung kiến thức đưa ra trong sách phổ thông trung học nhìn chung không phải là kiến thức mới hoàn toàn, học sinh đã được chuẩn bị nền tảng kiến thức từ bậc tiểu học và trung học cơ sở. Các kiến thức ngữ dụng được trở lại trong chương trình học trung học phổ thông nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn, nội dung bài học đa dạng và phong phú hơn, bài tập đưa ra có số lượng lớn hơn, tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức.
Ở chương trình sách giáo líp 10, kiến thức ngữ dụng phân bố trong một bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” được giới hạn trong hai tiết. Nội dung ngữ dụng trong chương trình líp 10 chiếm 7,56% chương trình Tiếng Việt (kể cả phần Ôn tập cuối năm). Nhìn chung đây là một tỉ lệ hợp lí, kiến thức ngữ dụng đưa vào không quá dài cũng không quá ngắn. Với hai tiết dạy này, học sinh hoàn toàn có thể nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời có thời gian luyện tập về những nội dung kiến thức vừa lĩnh hội.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 10 có hai tiết, chia đều cho hai phần: tiết 1 học sinh làm quen với lý thuyết “Thế nào là hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ”; tiết 2 dành hoàn toàn cho luyện tập.
Ở chương trình sách giáo líp 11, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết, chiếm gần 5,5% cấu trúc chương trình Tiếng Việt (kể cả bài Ôn tập). So với líp 10, tỉ lệ nội dung ngữ dụng đưa vào sách giáo khoa ở líp 11 có giảm đi. Nhưng trên thực tế, trong một tiết học Êy, học sinh được tiếp cận với rất nhiều kiến thức (khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh) đồng thời phải giải quyết một khối lượng bài tập nhất định. Do vậy, có thể thấy kiến thức ngữ dụng đưa vào líp 11 không hề Ýt.
Ở chương trình sách giáo líp 12, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 12 chia đều cả lí thuyết và luyện tập ở ba tiết. Trong từng tiết học, học sinh vừa được tiếp cận với các nội dung kiến thức vừa được thực hành. Như vậy học sinh sẽ không bị giãn cách trong việc tiếp nhận, kiến thức vừa được lĩnh hội sẽ được củng cố lại qua thực hành. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy còn phù hợp với nội dung kiến thức, bởi trong hai tiết, học sinh được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khá lớn (khái niệm hàm ý hội thoại, cách thức tạo câu có hàm ý). Nhìn chung, kiến thức này vào chương trình líp 12 là hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
2. Mục tiêu kiến thức:
2.1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 10 được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, chia thành hai tiết.
Tiết 1: Giới thiệu kiến thức
Tiết 2: Thực hành
Với bài học này, yêu cầu học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức cơ bản. Câu hỏi quan trọng nhất mà học sinh cần tìm được câu trả lời là “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Dưới sự dẫn dắt gợi mở của giáo viên, nội dung kiến thức này lần lượt được khám phá trên các phương diện khác nhau.
Trước hết, học sinh phải giải thích được tại sao hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lại là hoạt động quan trọng nhất trong những hoạt động trao đổi thông tin của con người, trong mối tương quan với những hoạt động giao tiếp bằng các phương tiện khác (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt....)
Học sinh cần nắm được hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản; và mối quan hệ giữa chúng.
Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần nắm được những khái niệm cơ bản: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp...; sự chi phối của chúng đối với hoạt động giao tiếp.
Trên đây là những chuẩn kiến thức mà học sinh cần đạt được thông qua bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Nhìn chung, mức yêu cầu đối với bài học này khá cao, vì học sinh được dành riêng một tiết cho phần lí thuyết. Trong một tiết học Êy, các chuẩn kiến thức đề ra phải được giải quyết một cách triệt để.
2.2. Chương trình sách giáo khoa líp 11.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 11 phần Tiếng Việt được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết học. Trong thời gian 45’, học sinh vừa phải nắm được một khối lượng kiến thức nhất định, vừa phải thực hành một số bài tập cơ bản dưới sự định hướng của giáo việc. Bài “Ngữ cảnh” yêu cầu học sinh đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status