“Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975 - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975



Trước những chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt dưới ánh sáng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đại hội VII quốc tế cộng sản tháng 7/1935 xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản mà đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc dành độc lập dân tộc dân chủ và hòa bình cho các dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần thực hiện mặt trận dân tộc thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dân ta giành thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc; đoàn kết trong Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, nhân dân ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào; đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam (1970) xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa
Hồ Chí Minh đã hy sinh suốt cuộc đời đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam và phấn đấu không mệt mỏi vì sự bình đẳng giữa các dân tộc, cho phẩm giá của con người. Với Người quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người đó là quyền sồng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng giữa con người với con người giữa các dân tộc với nhau vì vậy ở Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh bạn bè quốc tế đã cảm nhận được điều mới mẻ của ngày mai, cảm nhận sự bình yên mênh mông của tình hữu ái quốc tế, tình nhân ái bao la cho dân tộc và nhân loại.
Vì vậy, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh luôn gắn với đại đoàn kết quốc tế. Đoàn kết bên trong để tạo ra thế và lực vươn ra bên ngoài. Đồng thời đoàn kết quốc tế để tăng sức mạnh bên trong. Phương pháp đoàn kết Hồ Chí Minh là kiên trì độc lập tự chủ với đoàn kết quốc tế, phấn đấu vun đắp cho tình cảm trong sáng, thủy chung giữa các dân tộc có cùng nguyện ước. Nhưng người cũng khẳng định, trước hết phải đem sức ta mà giải phóng cho ta, phải có ý trí tự lực, tự cường thì mới nhận được sự tôn trọng ủng hộ của người khác đồng thời xem việc giúp bạn là tự giúp mình.. Người đã nêu lên một luận điểm sáng tạo nổi tiếng: “Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy phong trào cách mạng chính quốc”.
Hồ Chí Minh khẳng định: “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Người là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Cả cuộc đời Người phấn đấu không biết mệt mỏi cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mở rộng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc được khơi nguồn từ sự nghiệp chính nghĩa vì độc lập tự do và phát triển của dân tộc. Sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam đã được phát huy cao độ, được nhân lên gấp bội khi kết hợp với các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thông qua việc học tập, nghiên cứu được giáo dục và giác ngộ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh nói riêng. Đảng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Coi đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. Đảng ta đã vận dụng có hiệu quả tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chương 2
Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945 – 1975.
2.1 Khái quát sự vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong đấu tranh dành chính quyền.
2.1.1. Thời kì 1930 – 1935.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra nhưng đều lần lượt bị thất bại. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp tiền phong lãnh đạo.
Trước yêu cầu của lịch sử ngày 3/2/1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản được triệu tập thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ đây Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ hạnh phúc.
Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã đề ra chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Trong đó Đảng đặc biệt chú ý đến vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng, đoàn kết các giai cấp và tầng lớp tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng để hợp thành một lực lượng cách mạng to lớn.
Để tập hợp được lực lượng đòi hỏi phải xác định mục tiêu của cách mạng và mang lại quyền lợi cho những lực lượng cách mạng vì vậy thông qua cương lĩnh của Đảng Cộng sản, Đảng ta đã xác định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đường lối cách mạng của Đảng đã xác định đó là đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày, đánh đổ đế quốc Pháp tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy đường lối cách mạng của Đảng đã gắn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giải quyết được lợi ích giai cấp trên cơ sở lợi ích dân tộc và đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội – xã hội với đầy đủ tính ưu việt của nó. Điều này đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, vì vậy được đông đảo quần chúng tin theo Đảng, tin theo cách mạng.
Thực hiện mục tiêu trên Đảng đã chủ trương thực hiện liên minh giai cấp rộng rãi để tạo lực lượng cách mạng. Sách lược vắn tắt đã chỉ rõ: Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo” {2, tr 3}.
Với các giai cấp khác, sách lược chủ trương đoàn kết rộng rãi đồng thời phân hóa lôi kéo họ về phía cách mạng những ai có thể lôi kéo được, còn ai lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải kiên quyết đánh đổ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt, phái Nguyễn An Ninh… còn đối với trung nông, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập Hiến…) thì phải đánh đổ” {3, tr 3}.
Đồng thời Đảng ta chỉ rõ: “ Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng phải tập hợp hay lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung, đánh đổ các giai cấp phản cách mạng như Đảng Lập Hiến”.
Trong khi tranh thủ tập hợp lực lượng rộng rãi, khối đoàn kết Đảng ta luôn quán triệt công nông là gốc của cách mạng sách lược vắn tắt đã chỉ rõ: “Đảng phải làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi dưới quyền lực và bọn tư bản quốc gia” và “trong khi liên lạc với các giai cấp phải cẩn thận, không khi nào được nhượng một chút lợi ích của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp” {3, tr 3}.
Hội nghị Ban chấp trung ương Đảng tháng 10/1930 đã thông qua “luận cươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status