Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường



Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở đó, sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai được quyết định thông qua thi trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường được bắt nguồn từ nước Anh thế kỷ XVIII và sau đó lan sang Tây Bắc châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Trong các nước tư bản, đó là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. ở nước ta, “Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận đông theo cỏ chế thị trường có dự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “2
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nô lệ, bắt họ phải phục tùng tuân theo những trật tự do mình đặt ra, giai cấp chủ nô đã lập ra bộ máy bạo lực,trấn áp.Bộ máy đó là nhà nước. Vậy nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ.Nhà nước này xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hòa giữa giai cấp chủ nô và nô lệ.Tiếp đến là nhà nước phong kiến.Nhà nước tư bản cũng xuất hiện từ mâu thuẫn đối kháng vốn có của mọi xã hội ấy. ở đâu có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa thì ở đó nhà nước xuất hiện.Lênin nhận định: ‘nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào, chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.Và ngược lại: ‘sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được’.
Như vậy, nhà nước không phải là cái bẩm sinh sẵn có, không phải là cái được sinh ra từ bên ngoài xã hội áp đặt vào xã hội, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một giai cấp nào, sự ra đời và tồn tại của nó là một tất yếu khách quan “từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lạp giữa các giai cấp”, làm cho cuộc đấu tranh giữa “những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không thể đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn xã hội... và giữ cho sự xung đột đó nằm trong “vòng trật tự”. Trật tự đó hoàn toàn cần thiết để duy trì chế độ kinh tế trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác.Đương nhiên, giai cấp lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước là giai cấp có thế lực nhất, giai cấp nắm trong tay sức mạnh kinh tế, là người chủ tư liệu sản xuất (suy cho cùng thì địa vị ấy củng do lịch sử quy định).
Ăng_ghen chỉ rõ “chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”.
Với tư cách “là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, nhà nước của giai cấp bóc lột không phải là kẻ “công bằng’ bảo vệ lợi ích cho các giai cấp, cho cả giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Nhà nước chính là kiểu tổ chức xã hội có giai cấp, nó là một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội do giai cấp thống trị thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa _Nhà nước của giai cấp bóc lột.
Theo đó, nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành xét cho đến cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bị khúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Ăng-ghen viết: “nhà nước nói chung chỉ là sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất”.
Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhà nước giư một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định; hay nhà nước cũng có thể thực hiện sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấp khác. nhà nước trường hợp trên là có tính chất ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và của cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sự thỏa hiệp tạm thời giữa các giai cấp với nhau và tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất định.
Bản chất của nhà nước thể hiện ở đặc trưng của nó. Bất kì nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà nước quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Khác với tính chất thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành dựa trên cơ sỏ quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực đổi với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
Thứ hai, nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù...) và bộ máy quản lý hành chình. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.
Thứ ba, nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuấ khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị. Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.
b. Chức năng cơ bản của Nhà nước
Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện ở chức năng của nó. Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Trước hết là chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp - chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.
Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong hai ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status