Phân tích nhận định: Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích nhận định: Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao



Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra. Muốn cho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sản xuất ra để bán. (Viết vào phần phân tích: Như vậy, muốn cho sản phẩm trở thành hàng hoá thì sản phẩm đó phải có giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụng này do lao động tạo ra chứ không phải thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. Ở đây, cần phân biệt rõ giá trị sử dụng của hàng hoá gồm hai lực lượng tạo thành: điều kiện tự nhiên & lao động hao phí của con người. Giá trị sử dụng do tự nhiên tạo ra, ban cho thì không quyết định giá trị hàng hoá, mà chỉ có giá trị sử dụng do lao động của con người tạo ra thì mới quyết định lượng giá trị hàng hoá. Do vậy, quan niệm giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá như trên là hết sưc phiến diện, không nhìn thấy tính chất 2 mặt của cái tạo nên giá trị sử dụng mà mặc nhiên thừa nhận giá trị sử dụng do một lực lượng tạo thành, không thấy được để tạo ra giá trị sử dụng gồm 2 bộ phận.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của tư nhân. Nhưng những sản phẩm tư nhân ấy chỉ trở thành hàng hoá, khi mà nó được sản xuất ra không phải để cung ứng cho sự tiêu dùng của những người sản xuất, mà là cho sự tiêu dùng của những người khác, tức là cho sự tiêu dùng của xã hội; những sản phẩm đó thông qua sự trao đổi mà vào trong sự tiêu dùng của xã hội".
(F.Ăng-ghen: Chống Đuy-rinh)
"Hàng hoá là một sản phẩm bán cho ai mua cũng được. Khi bán, chủ nhân của hàng hoá mất quyền sở hữu, còn người mua trở thành chủ nhân của hàng hoá: người đó có thể bán lại, đem cầm hay là để mục nát đi".
(J.Sta-lin: Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên Xô)
Như vậy, từ những ý kiến trên của các nhà kinh tế học chủ nghĩa Mác-Lê nin, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát hàng hoá như sau: Hàng hoá là sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình mà, một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người; hai là, nó được SX ra không phải để người SX ra nó tiêu dùng, mà là để bán, hay nói cách khác nó đi vào quá trình tiêu dùng thông qua mua- bán. Vì vậy không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hoá.
Với định nghĩa này cần hiểu như sau:
+ Hàng hoá là sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình, có nghĩa là sản xuất hàng hoá mang tính tổng thể gồm cả lao động sản xuất vật chất & lao động dịch vụ qui định. Lao động sản xuất vật chất sản xuất ra hàng hoá hữu hình, còn lao động dịch vụ sản xuất ra hàng hoá vô hình.
+ Hàng hoá thoả mãn nhu cầu nào đó. Điều này khẳng định hàng hoá mang yếu tố vật chất.
+ Hàng hoá sản xuất ra để trao đổi mua-bán muốn khẳng đinh rằng nó hàm chứa quan hệ xã hội.
b) Hai thuộc tính của hàng hoá.
Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi).
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người. Như vậy, giá trị sử dụng có thể trực tiếp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của con người, cũng có thể dùng làm phương tiện để sản xuất ra tư liệu vật chất. Ví dụ: cơm để ăn, áo để mặc, xe đạp để đi, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất…
Chính công dụng của hàng hoá làm cho nó có một giá trị sử dụng. Đây là thuộc tính có ích của hàng hoá, do tính chất hoá học, vật lý, kiểu dáng…của hàng hoá qui định.
Giá trị sử dụng của hàng hoá là thuộc tính khách quan tự nhiên của hàng hoá, do lao động cụ thể của con người tạo ra. Theo đà phát triển của khoa học-kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, càng phong phú, đa dạng.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của cải đó như thế nào. Người ta ai cũng cần đến nó. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra. Muốn cho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sản xuất ra để bán. (Viết vào phần phân tích: Như vậy, muốn cho sản phẩm trở thành hàng hoá thì sản phẩm đó phải có giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụng này do lao động tạo ra chứ không phải thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. ở đây, cần phân biệt rõ giá trị sử dụng của hàng hoá gồm hai lực lượng tạo thành: điều kiện tự nhiên & lao động hao phí của con người. Giá trị sử dụng do tự nhiên tạo ra, ban cho thì không quyết định giá trị hàng hoá, mà chỉ có giá trị sử dụng do lao động của con người tạo ra thì mới quyết định lượng giá trị hàng hoá. Do vậy, quan niệm giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá như trên là hết sưc phiến diện, không nhìn thấy tính chất 2 mặt của cái tạo nên giá trị sử dụng mà mặc nhiên thừa nhận giá trị sử dụng do một lực lượng tạo thành, không thấy được để tạo ra giá trị sử dụng gồm 2 bộ phận.
Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm: là giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội. Giá trị sử dụng đến tay người khác-người tiêu dùng phải thông qua mua-bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang trong bản thân nó giá trị trao đổi của hàng hoá.
(Chú ý rằng: Giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ không tồn tại dưới dạng hữu hình (vật thể) mà tồn tại dưới dạng vô hình (phi vật thể). Quá trình sản xuất ra hàng hoá dịch vụ gắn trực tiếp với lao động sống của người sản xuất, hướng & phục vụ khách hàng với tư cách thượng đế. Sản phẩm dịch vụ không tồn tại độc lập nên không tích luỹ được do không để dành được).
Giá trị hàng hoá
Muốn hiểu giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi biểu hiện trước hết là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau (tức là tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác). Tỷ lệ số lượng của hàng hoá trao đổi với nhau cũng biểu hiện giá trị trao đổi của hàng hoá.
Ví dụ: 1 rìu trao đổi lấy 20 kg thóc. Tại sao rìu & thóc là hai giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Tại sao lại trao đổi theo tỉ lệ 1 rìu = 20 kg thóc?
Sở dĩ rìu và thóc trao đổi được với nhau như thế vì giữa chúng có một cơ sở chung. Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của rìu, cũng không phải là thuộc tính tự nhiên của thóc. Song, cái chung đó phải nằm ở cả rìu & thóc. Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, thì rìu & thóc đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra rìu và thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỉ lệ nhất định, 1 rìu đổi lấy 20 kg thóc, vì người ta cho rằng lao động hao phí để sản xuất 1 cái rìu bằng lao động hao phí để sản xuất ra 20 kg thóc. Khi chủ rìu & chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra rìu bằng giá trị của 20 kg thóc.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát rằng: Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhất định vì giữa chúng có một cơ sở chung đồng nhất. Cái chung ấy đều nằm ở cả 2 vật bởi chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người. Từ đó, chúng ta rút ra kết luận quan trọng: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status