Giới thiệu danh nhân triết học -Alfred North Whitehead nhà siêu hình học của thế kỷ XX - pdf 16

Download miễn phí Giới thiệu danh nhân triết học -Alfred North Whitehead nhà siêu hình học của thế kỷ XX



Khi xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở phê phán “sai lầm của khái
niệm vị trí thuần tuý” của Niutơn, A.N.Whitehead cho rằng, điểm sai lầm
của vật lý học Niutơn là ở lý thuyết vị trí đơn thuần. Niutơn đã đi theo
đường lối của Đêmôcrít khi giả định bản chấtcủa sự vật là các hạt vật
chất tồn tại độc lập trong không gian, chiếm một vị trí đơn thuần trong
không gian. Bác bỏ quan điểm này, ông cho rằng, trong số các yếu tố sơ
đẳng của thiên nhiên mà kinh nghiệm của chúng ta có thể nắm bắt được,
không có bất cứ yếu tố nào chiếm một vị trí đơn thuần. Khái niệm về một
nguyên tử biệt lập là sản phẩm trừu tượng hoá của trí tuệ. Đồng nhất cái trừu
tượng với cái cụ thể chính là sai lầm của Niutơn và A.N.Whitehead gọi đó là
nguỵ luận đặt sai chỗ cái cụ thể hay thuyết vịtrí đơn thuần.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU DANH NHÂN TRIẾT HỌC - ALFRED NORTH WHITEHEAD
NHÀ SIÊU HÌNH HỌC CỦA THẾ KỶ XX
Alfred North Whitehead (1861 – 1947) – nhà triết
học, lôgíc học, toán học, phương pháp luận khoa học
và lý luận giáo dục người Anh. Ông học tại trường
Sherborn và Trinity ở Cambridge. Sự nghiệp khoa
học của ông bao gồm ba giai đoạn chính, hai ở Anh
và một ở Mỹ. Ngay sau khi tốt nghiệp Trường
Trinity, ông được giữ lại trường và giảng dạy toán
học trong 25 năm liền. Đây là giai đoạn ông hợp tác
với B.Russell viết chung tác phẩm nổi tiếng Những
nguyên lý toán học(1). Từ năm 1911 đến năm 1924,
ông chuyển đến London dạy toán học ứng dụng và cơ
học tại Đại học London. Trong thời gian này, ông
được bầu là thành viên của Hội khoa học Hoàng gia
và Viện Hàn lâm Anh. Từ năm 1924 đến năm 1936,
ông đến Mỹ, chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy
triết học tại Đại học Havard và là giáo sư danh dự của
trường này cho đến cuối đời.
A.N.Whitehead được thừa nhận là nhà siêu hình học của thế kỷ XX, bởi
điều mà ông quan tâm trong khoa học tự nhiên hiện đại là hàng loạt vấn
đề của chính triết học và siêu hình học. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX, khi khoa học tự nhiên hiện đại đã có sự phát triển mạnh mẽ, bùng nổ
các phát minh và đạt được những đỉnh cao mới, A.N.Whitehead cùng với
H.Berson (1859 – 1941, nhà triết học Pháp) đã đặt ra những câu hỏi và
các giả định siêu hình về cách tư duy của khoa học. Không giống
như một số nhà tư tưởng thời kỳ này phản ứng chống lại tinh thần khoa
học, A.N.Whitehead thừa nhận khoa học đã giúp con người trong việc
làm chủ thiên nhiên. Những tiên đề chính của khoa học thời kỳ này là:
thiên nhiên gồm những vật thể vật chất chiếm chỗ trong không gian; vật
chất là chất liệu cơ bản không thể giản lược được và mọi vật được cấu
thành từ đó. Khuôn mẫu tư duy phân tích được đề cao, do vậy, bản chất
và sự vận động của tự nhiên được các nhà khoa học đánh giá là giống như cái
máy. Mọi sự vật đặc thù trong tự nhiên giống như các bộ phận của một
cái máy lớn. Các vật thể chuyển động trong không gian phù hợp với các
quy tắc chính xác của toán học. Bản chất của con người cũng được nhìn
nhận theo tư duy máy móc này, con người không còn tự do ý chí nữa.
Điều đó đã khiến A.N.Whitehead đặt ra vấn đề: liệu thực tại, bản chất của
sự vật có đúng như khoa học giả định không? Thế giới tự nhiên có thực là
bao gồm các vật thể bất động chiếm chỗ trong không gian không? Trí tuệ
của con người liệu có khả năng khám phá ra sự sắp xếp có trật tự và một
cách máy móc của các sự vật như lý luận khoa học và lôgíc toán học mô tả
không? Làm thế nào mà tự nhiên lại phát sinh ra cái mới nếu thực tại cơ
bản của nó là vật chất và các phần khác nhau của nó được tổ chức một cách
máy móc, chặt chẽ? Hay nói ngắn gọn, vật chất bất động làm thế nào có thể
vượt qua trạng thái tĩnh của chúng và “tiến hoá”? Làm thế nào để có thể
giải thích kinh nghiệm cụ thể của đời sống bằng một tự nhiên không sự
sống? Và, làm thế nào để có thể giải thích tự do của con người trong một
vũ trụ hoàn toàn máy móc?
Trước những vấn đề đó, A.N.Whitehead cho rằng, vào thời kỳ này, các
nhà khoa học đã không ý thức được việc các ý tưởng mà họ đưa ra ngày
càng nhiều sẽ tạo thành một tập hợp những ý tưởng mâu thuẫn với các ý
tưởng của Niutơn vốn đang chi phối tư tưởng của các nhà khoa học và
làm nên các cách diễn tả của họ. Khi khoa học tự nhiên ngày càng có
nhiều phát hiện mới, khái niệm mới thì càng dẫn đến những mâu thuẫn
giữa tự nhiên và khoa học. Chính vì vậy, A.N.Whitehead chủ trương đi từ
lĩnh vực khoa học đến siêu hình học bằng cách rút ra những “hệ luỵ” của
khoa học vật lý mới xuất hiện. Không bác bỏ khoa học, nhưng theo ông,
siêu hình học và khoa học có thể làm giầu cho nhau và triết học có thể đặt
ra cùng với chân lý khoa học một loại nhận thức khác mà người ta có thể
gọi là chân lý siêu hình học. Khi mọi tri thức triết học và khoa học được
kết hợp theo cách như vậy sẽ giúp cho chúng nâng tầm vị thế của mình
lên cao hơn nữa. A.N.Whitehead còn thách thức khoa học đương thời, khi
ông giả định rằng, liệu khoa học có thể trở thành cội nguồn nhận thức đầy
đủ, duy nhất và tìm cách chứng minh được những giới hạn của mình là gì
và siêu hình học có thể cung cấp, bổ sung những kiến giải độc đáo gì cho
những giới hạn của khoa học (2).
Khi xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở phê phán “sai lầm của khái
niệm vị trí thuần tuý” của Niutơn, A.N.Whitehead cho rằng, điểm sai lầm
của vật lý học Niutơn là ở lý thuyết vị trí đơn thuần. Niutơn đã đi theo
đường lối của Đêmôcrít khi giả định bản chất của sự vật là các hạt vật
chất tồn tại độc lập trong không gian, chiếm một vị trí đơn thuần trong
không gian. Bác bỏ quan điểm này, ông cho rằng, trong số các yếu tố sơ
đẳng của thiên nhiên mà kinh nghiệm của chúng ta có thể nắm bắt được,
không có bất cứ yếu tố nào chiếm một vị trí đơn thuần. Khái niệm về một
nguyên tử biệt lập là sản phẩm trừu tượng hoá của trí tuệ. Đồng nhất cái trừu
tượng với cái cụ thể chính là sai lầm của Niutơn và A.N.Whitehead gọi đó là
nguỵ luận đặt sai chỗ cái cụ thể hay thuyết vị trí đơn thuần.
A.N.Whitehead đã đưa ra quan điểm của mình về thực tại cụ thể khi triển
khai một hình thức mới của thuyết nguyên tử. Dựa trên những thành tựu
mới nhất của vật lý học lượng tử, thuyết tương đối và thuyết tiến hoá, ông
đã rút ra những hệ luận từ những phát hiện mới này. Quan điểm của
A.N.Whitehead về thực tại khác với thuyết nguyên tử của Đêmôcrít và
Niutơn về hai phương diện. Một là, ông gạt bỏ khái niệm nguyên tử, vì
lịch sử phát triển của khái niệm này cho thấy nguyên tử có nội dung chỉ
vật chất cứng, không sự sống và do đó, các nguyên tử không thẩm thấu
vào nhau được, các quan hệ giữa chúng luôn là quan hệ bên ngoài. Hai là,
ông thay thế khái niệm nguyên tử bằng thuật ngữ các thực thể hiện tính
hay các cơ hội hiện tính. Các thực thể hiện tính này không giống các
nguyên tử vô sinh, nó là “các mảng sống trong đời sống thiên nhiên”.
Nghĩa là, chúng không bao giờ tồn tại biệt lập, mà có quan hệ mật thiết
với toàn thể môi trường sống tràn ngập quanh chúng ta. Khác với học
thuyết duy vật dựa trên nguyên tử luận của Đêmôcrít và quan niệm máy
móc về thiên nhiên của Niutơn, A.N.Whitehead cho rằng, thiên nhiên là
một cơ thể sống. Do vậy, khi chúng ta nói về Thượng đế hay về “vật liệu
tầm thường nhất của tồn tại” thì giữa chúng vẫn có cùng một nguyên lý –
nguyên lý sự sống tồn tại trong mọi vật, bởi “các thực thể hiện tính - cũng
gọi là các cơ hội hiện tính - là các sự vật thực sự cơ bản cấu thành vũ
trụ”(3).
Không chỉ quan tâm tới vấn đề bản thể luận trong triết học, với ý đồ khắc
phục sự khủng hoảng trong vật lý học b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status