Jean François Lyotard với thực tại luận và tri thức luận - pdf 16

Download miễn phí Jean François Lyotard với thực tại luận và tri thức luận



Những ý tưởng cơ bản về tri thức, khoa học và sự hợp thức hoá được
J.F.Lyotard thể hiện cô đọng qua công trình Hoàn cảnh hậu hiện đại: Báo cáo
về tri thức, xuất bản năm 1979. Trong tác phẩm này, ông nghiên cứu về vị trí
của tri thức trong xã hội tin học hoá. Sự nở rộ của những thành tựu khoa học -công nghệ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng lớn tới vấn đề vị trí
của tri thức ở các nước phát triển. Nét đặc trưng của những thành tựu khoa học
-công nghệ trong giai đoạn này là quá trình tin học hoá xã hội. J.F.Lyotard đặc
biệt chú ý tới sự hợp thức hoá tri thức, vì đó là vấn đề quan hệ giữa tri thức và
quyền lực. Vấn đề đặt ra là, ai quyết định cái gì là tri thức và ai biết cần
quyết định cái gì? Trong thời đại tin học hoá, hơn bao giờ hết, vấn đề tri thức là
vấn đề của chính quyền. Để nghiên cứu vị trí của tri thức trong thời hậu hiện
đại, J.F.Lyotard đã xem xét đồng thời cả hai phương diện: phương diện chính
trị và phương diện nhận thức luận. Ông nhận thấy rằng, mối liên kết căn bản
của xã hội giống như các bước đi trong trò chơi ngôn ngữ. Do vị trí của tri thức
đã thay đổi, nên bản chất của các mối liên kết xã hội cũng thay đổi trong thời
hậu hiện đại.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

JEAN FRANÇOIS LYOTARD VỚI THỰC TẠI LUẬN VÀ TRI THỨC
LUẬN
TRẦN QUANG THÁI (*)
J.F Lyotard (1924 - 1998) – nhà triết học Pháp, người sáng lập chủ nghĩa hậu hiện
đại trong triết học.
Thời trẻ, J.F.Lyotard học triết học và văn học tại Đại học Sorbonne, hoàn thành
luận văn thạc sĩ triết học với đề tài: Sự bàng quan như một khái niệm đạo đức
(Indifference as an Ethical Notion). Từ 1950 đến 1959, ông giảng dạy triết học
tại các trường trung học ở Constantine, Algeria. Từ 1959 đến 1966, ông làm trợ
giảng tại Khoa Triết học, Đại học Paris X ở Nanterre. Trong thời gian này, ông
thường tham gia các buổi hội thảo về phân tâm học cấp tiến của Jacques Lacan,
những tư tưởng triết học của ông trong khoảng thời gian này đã được ông thể
hiện trong công trình Diễn ngôn, hình ảnh (Discourse figure. xuất bản năm
1967). Với công trình này, J.F.Lyotard đã nhận được bằng tiến sĩ triết học.
Từ 1968 đến 1970, J.F.Lyotard phụ trách một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm
nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS). Vào đầu thập niên 70, ông được
bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Paris VIII ở Vincennes và năm 1987, ông trở
thành giáo sư danh dự tại đây.
Với công trình Hoàn cảnh hậu hiện đại (The Postmodern Condition, xuất bản
năm 1979), tên tuổi của J.F.Lyotard đã nổi tiếng khắp thế giới. Trong những
năm 80 - 90, ông thường xuyên đi giảng khắp thế giới, trở thành sáng lập viên
và là chủ tịch một thời của Trường quốc tế triết học (CIP).
Luận điểm xuất phát của triết học Lyotard là quan niệm về thực tại (reality).
Theo ông, thực tại luôn xảy ra những sự kiện đặc thù, kỳ dị khiến cho mọi sự
mô tả mang tính duy lý không còn đúng nữa. Trong Kinh tế dục năng (Libidinal
Economy, xuất bản năm 1974), J.F.Lyotard xem thực tại là cái luôn bao gồm
những sự kiện không thể tiên đoán được, không hề có tính quy luật, nhưng có
thể đúc kết được. Do vậy, theo ông, có nhiều cách lý giải, mô tả khác nhau về
những sự kiện và không một sự lý giải nào có thể nắm bắt chính xác được sự
kiện. Các sự kiện luôn vượt qua những lý giải; mỗi lý giải luôn để lại hay bỏ
qua điều gì đó từ sự kiện. Do vậy, sự đa dạng hoá các thể loại mô tả có thể làm
biến mất cấu trúc thống trị trong văn bản và mở ra nhiều cách đọc, lý
giải và áp dụng cạnh tranh nhau.
Trong Trò chơi công bằng (Just Gaming, xuất bản năm 1979), J.F.Lyotard đã
đề cập tới vấn đề đa nguyên luận (paganism), khi nhấn mạnh sự khác biệt, đa
dạng trong cách tiếp cận thực tại. Theo ông, nếu thực tại được cấu thành từ
những sự kiện đặc thù thì không một quy luật phổ quát nào có thể lý giải từng
sự kiện một cách đầy đủ, công bằng được. Bởi lẽ, trong mỗi thực tại luôn tồn tại
những khác biệt không thể quy giản theo trật tự của sự vật. Thực tại phong phú
hơn lý luận và do vậy, cần tiếp cận sự kiện trong tính toàn vẹn, nguyên
trạng của chúng, tránh quy giản chúng về cái phổ quát. Với quan niệm này,
J.F.Lyotard cho rằng, mọi diễn ngôn đều là những tự sự, trần thuật (narrative);
mọi lý thuyết, quy luật đều chỉ là tập hợp những câu chuyện. Từ đó, ông phủ
nhận các diễn ngôn tự tuyên xưng đặt trên nền tảng chân lý, đồng thời bác bỏ ý
niệm về siêu diễn ngôn (đại tự sự, siêu tự sự - metanarrative), bác bỏ những lý
thuyết phổ quát được xem là cơ sở cho sự phán quyết mọi tình huống (triết học
Cantơ, Hêghen và Mác). J.F.Lyotard cho rằng, đa nguyên luận là sự đáp trả phù
hợp nhất đối với khát vọng công bằng. Đó là sự từ bỏ những phán quyết phổ
quát đơn nhất bằng cách sử dụng những phán quyết cụ thể khác nhau, từ bỏ
những sơ đồ lý thuyết mang tính quy luật và có thể áp dụng cho mọi tình huống
bằng cách sử dụng các lý thuyết có thể áp dụng cho từng tình huống cụ thể.
Rằng, một sự công bằng trong những cách tiếp cận đa dạng luôn đòi hỏi một sự
tiếp cận đa dạng về những cái công bằng; và đa nguyên luận chính là nỗ lực
đưa ra các phán quyết về những vấn đề chân, thiện, mỹ mà không cần có
những chuẩn mực được định hướng trước.
Đa nguyên luận bác bỏ mọi chuẩn mực phán quyết phổ quát, nhưng con người
cần phán quyết vì đòi hỏi của sự công bằng; vậy thì phán quyết sẽ như thế
nào, nếu không có những chuẩn mực? J.F.Lyotard gợi lại hai phương án của
Kant và Nietzsche. Kant cho rằng, con người phán quyết qua năng lực tự kiến
thiết của tư duy, và đó là năng lực bí ẩn. Còn Nietzsche thì cho rằng, phán
quyết là sự biểu hiện của ý chí quyền lực. Theo J.F.Lyotard, đa nguyên luận
không phải là phán quyết không có chuẩn mực, mà chính xác hơn, nó là phán
quyết không có chuẩn mực phổ quát. Điều mà ông muốn phủ nhận là sự tồn tại
của một diễn ngôn đưa ra những phán quyết thích hợp cho mọi tình huống.
Theo ông, đa nguyên luận đòi hỏi chúng ta cần nắm bắt từng tình huống cụ
thể để tạo ra những chuẩn mực cụ thể theo yêu cầu của tình huống đó bằng
hành vi khẳng định của ý chí tưởng tượng mà theo đó, chúng ta có thể có được
sự phong phú của chuẩn mực, phán quyết và công bằng. Do vậy, cần hiểu
đa nguyên luận là sự tồn tại của nhiều quy luật phán quyết.
Những ý tưởng cơ bản về tri thức, khoa học và sự hợp thức hoá được
J.F.Lyotard thể hiện cô đọng qua công trình Hoàn cảnh hậu hiện đại: Báo cáo
về tri thức, xuất bản năm 1979. Trong tác phẩm này, ông nghiên cứu về vị trí
của tri thức trong xã hội tin học hoá. Sự nở rộ của những thành tựu khoa học -
công nghệ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng lớn tới vấn đề vị trí
của tri thức ở các nước phát triển. Nét đặc trưng của những thành tựu khoa học
- công nghệ trong giai đoạn này là quá trình tin học hoá xã hội. J.F.Lyotard đặc
biệt chú ý tới sự hợp thức hoá tri thức, vì đó là vấn đề quan hệ giữa tri thức và
quyền lực. Vấn đề đặt ra là, ai quyết định cái gì là tri thức và ai biết cần
quyết định cái gì? Trong thời đại tin học hoá, hơn bao giờ hết, vấn đề tri thức là
vấn đề của chính quyền. Để nghiên cứu vị trí của tri thức trong thời hậu hiện
đại, J.F.Lyotard đã xem xét đồng thời cả hai phương diện: phương diện chính
trị và phương diện nhận thức luận. Ông nhận thấy rằng, mối liên kết căn bản
của xã hội giống như các bước đi trong trò chơi ngôn ngữ. Do vị trí của tri thức
đã thay đổi, nên bản chất của các mối liên kết xã hội cũng thay đổi trong thời
hậu hiện đại.
Trong sự phân tích tiếp theo, J.F.Lyotard đã phân biệt hai kiểu tri thức: tri thức
tự sự (narrative knowledge) và tri thức khoa học (scientific knowledge). Theo
ông, tri thức tự sự tồn tại phổ biến ở các xã hội nguyên thuỷ, truyền thống; nó
dựa trên những câu chuyện kể dưới hình thức nghi lễ, âm nhạc, điệu nhảy,…
Tri thức tự sự không cần đến sự hợp thức hoá bên ngoài. Sự hợp thức hoá của
nó luôn mang tính nội tại, được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác qua
những người kể khác nhau và trong quá trình đó, không hề xuất hi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status