B. Russell -Nhà triết học, nhà nhân văn học kiệt xuất của thế kỷ XX - pdf 16

Download miễn phí B. Russell -Nhà triết học, nhà nhân văn học kiệt xuất của thế kỷ XX



Lý thuyết “nguyên tử luận lôgíc” (“chủ nghĩa đa nguyên tuyệt đối”) được
B.Russell đưa ra trong các bài viết của hợp tuyển Chủ nghĩa thần bí và lôgíc học
(1917) và trong tập bài giảng Triết học của nguyên tử luận lôgíc(1918). Lý thuyết
này “thường xuyên len lách vào triết học thông qua việc nghiên cứu toán học một
cách có phê phán”(10). Cái đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành quan
điểm đa nguyên luận này của B.Russell là Lược khảo lôgíc học -triết học của
L.Wittgenstein. Theo B. Russell, nhiệm vụ của nguyên tử luận lôgíc là sử dụng
những sự kiện tối giản để tạo ra một bức tranh khoa học về cấu trúc một cách phù
hợp với cấu trúc của ngôn ngữ lý tưởng về mặt lôgíc, giống như ngôn ngữ của
“Principia Mathematica”. Song, nguyên tử luận lôgíc lại hóa ra là một sự tư biện
trừu tượng và tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy ngã.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vậy về thế giới đã trở thành một
khuynh hướng đặc biệt, khi B.Russell triển khai những vấn đề của lôgíc toán.
Năm 1900, B.Russell đã tích cực tham gia vào Hội nghị toán học ở Paris. Tại đây,
ông đã làm quen với các công trình của nhà toán học người Italia - J.Peano và
những người thuộc trường phái này. Điều này đã khiến ông phải quan tâm đến
những công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về sự luận chứng lôgíc học cho toán học
và cho việc ứng dụng các phương pháp của lôgíc toán vào triết học. B.Russell đã
cố gắng chứng minh rằng, triết học cần trở thành khoa học giống như toán
học, còn toán học trở thành khoa học giống như lôgíc học. Từ quan niệm này, ông
đã nghiên cứu các tác phẩm của nhiều nhà lôgíc học (A.J.Morgan, J.Boull,
S.Jevons, H.Frege, v.v.) và tiến hành những tìm tòi, nghiên cứu riêng của mình.
Nhờ những tìm tòi ấy, ông đã viết các tác phẩm chuyên sâu về sự luận chứng lôgíc
học cho toán học ở hai thập niên đầu thế kỷ XX.
Năm 1903, B.Russell cho xuất bản Những nguyên lý của toán học, trong đó ông
giữ lập trường duy danh, chứ không phải duy thực đối với các khái niệm của lôgíc
toán. Sau đó vài năm, ông cùng với nhà duy thực nổi tiếng người Anh là
A.N.Whitehead đã biên soạn tác phẩm gồm 3 tập về lôgíc toán cổ điển Principia
Mathematica (1910-1913). “Mục đích của công trình nghiên cứu này, - B.Russell
viết, - là nhằm chỉ ra rằng, toàn bộ toán học thuần tuý đều bắt nguồn từ các tiền đề
lôgíc học thuần tuý và chỉ sử dụng những khái niệm được khẳng định bởi những
thuật ngữ lôgíc học”(5). Động cơ để B.Russell viết tác phẩm này là việc ông phát
hiện ra nghịch lý tập hợp của mọi tập hợp hữu hạn trong hệ thống Frege.
Trong Lời nói đầu cho triết học toán học (1918), B.Russell đã lưu ý tới một thực
tế là, mặc dù toán học và lôgíc học đã hình thành như hai khoa học hoàn toàn khác
nhau, nhưng giờ đây “toán học đã bắt đầu mang tính lôgíc học nhiều hơn, còn
lôgíc học cũng mang tính toán học nhiều hơn”(6). Và, khi xây dựng lôgíc học,
B.Russell đã phân định rành mạch giữa lôgíc học mệnh đề và lôgíc học lớp, phát
triển lý thuyết hàm chân thực và phương pháp ma trận. Những cách tân này là một
bước tiến quan trọng trên con đường phát triển của lôgíc học, đi vào di sản lôgíc
học cổ điển.
Trong Principia Mathematica, B.Russell tuyên bố “hoàn toàn có thể xây dựng
được lôgíc học của toán học mà không dẫn đến những mâu thuẫn”(7) và đi đến kết
luận rằng, để loại bỏ nghịch lý thì cần phân biệt rõ các cấp độ ngôn ngữ, và
dựa trên cơ sở đó, cấm áp dụng các đặc trưng của một cấp độ này vào cấp độ khác.
Để đạt được mục đích này, năm 1908, B.Russell đã xây dựng lý thuyết phân cấp
các cấp độ khách thể của thao tác lôgíc và coi đó là cơ sở của hệ thống Principia
Mathematica. Sau đó, tư tưởng này của ông đã kích thích A.Tarssky nghiên cứu
một cách hết sức căn bản về khái niệm tính chân thực trong ngôn ngữ hình thức.
Chủ ý của B.Russell là quy toán học về lôgíc học, tức là xây dựng một hệ thống
lôgíc học toàn vẹn và không có nghịch lý, mà khi xuất phát từ một số những
“mệnh đề nguyên tử” sơ đẳng đã không thể thực hiện được. Theo ông, các nghịch
lý lôgíc bị loại bỏ bằng cái giá là đánh mất các lớp định đề chân thực, không
nghịch lý là điều rất quan trọng đối với toán học. Và, khi không thể chạy trốn khỏi
các tiền đề nằm ngoài lôgíc học, thất bại này còn gắn liền với quan niệm duy tâm
về toán học và lôgíc học. Từ quan niệm này, B.Russell đã lý giải các bộ môn khoa
học này như các khoa học “tiên nghiệm”, tức là hoàn toàn nằm ngoài kinh nghiệm
và không phụ thuộc vào cấu trúc của thế giới khách quan.
Với B.Russell, toán học và lôgíc học là những lĩnh vực độc lập của tồn tại, không
có quan hệ nào với thế giới kinh nghiệm và do vậy, chúng phù hợp với cả chủ
nghĩa duy thực mới lẫn chủ nghĩa thực chứng mới. Quan niệm này đã đưa ông đến
chỗ tách rời cái chung với cái riêng, cảm tính với lý tính, bởi theo ông, cái chung
có thực tại độc lập nên những tư tưởng này là phù hợp với quan niệm gắn liền chủ
nghĩa duy thực mới với quan niệm của Platon về khách thể toán học - lôgíc học.
Coi yếu tố cơ bản của thế giới là “những ý niệm của Platon” hay những khái niệm
chung tồn tại như một cái gì đó nằm ngoài thời gian, B.Russell đã khẳng định:
“Thế giới khái niệm chung, được mô tả như một thế giới tồn tại bất biến, chặt chẽ,
chính xác là cái hấp dẫn không chỉ đối với nhà toán học, với người sáng tạo ra các
hệ thống siêu hình học, mà còn đối với cả những ai yêu thích sự hoàn hảo hơn sự
sống”(8). Theo ông, thế giới khái niệm chung và quan hệ giữa chúng chỉ khả tri
đối với nhận thức “tiên nghiệm”, bởi nó đứng đối lập với thế giới tồn tại nhất thời,
bao gồm những khách thể vật lý cùng với những quan hệ đặc thù của chúng và đời
sống tinh thần. Thế giới phát sinh này là cái được đem lại cho chúng ta thông qua
kinh nghiệm trực tiếp mà B.Russell đã hạn chế nó ở nội dung của các cảm giác.
Bất chấp những luận điểm duy thực mới, trong ý thức của B.Russell vẫn xuất hiện
giải pháp đưa ông đến gần với lập trường của chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Cái
đóng vai trò quan trọng, xét về phương diện này, là lý thuyết mệnh đề mô tả “biểu
tượng không đầy đủ” và “kết cấu lôgíc” mà ông đã xây dựng vào năm 1905.
Không dừng lại ở chức năng lôgíc thuần tuý của mệnh đề mô tả, B.Russell còn
biến lý thuyết này thành một quan điểm nhận thức luận và áp dụng nó vào triết
học. Xuất phát từ mong muốn rút ra các kết luận triết học rộng lớn từ các khái
niệm và quan hệ lôgíc, ông đã áp dụng lôgíc học vào triết học, đồng thời hướng
những tìm tòi triết học vào lôgíc học. Trong cuốn Nhận thức của chúng ta về thế
giới bên ngoài như lĩnh vực tác động của phương pháp khoa học trong triết học
(1914), B.Russell đã đi đến quan niệm rằng, “nghiên cứu lôgíc học trở thành
nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu triết học; nó đem lại phương pháp nghiên
cứu triết học, còn toán học đem lại phương pháp cho vật lý học”(9). Theo ông, đối
tượng của triết học cần là sự phân tích các khoa học về mặt lôgíc học; nó có
nhiệm vụ phát hiện ra cấu trúc tối hậu của tư liệu khoa học dưới dạng những sự
kiện đơn giản và có thể ghi nhận được nhờ những mệnh đề đơn giản.
Trong lý thuyết mô tả, phù hợp với định hướng duy danh của mình trong vấn đề
này, B.Russell đã chứng minh rằng, các mệnh đề mô tả có chức năng ký hiệu -
lôgíc khác với tên gọi của nó và không mang nghĩa của bản thân đối tượng. Chúng
là biến thể của các “biểu tượng không đầy đủ”, không có nghĩa xác định. Nếu
mệnh đề này biểu thị một cái gì đó khác với “biểu tượng không đầy đủ” thì nó là
mệnh đề sai. Để thoát ra khỏi bế tắc này, theo ông, cần thừa nhận mệnh đề mô
tả không bi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status