Ebook Triết Học Mác - Lênin - pdf 16

Download miễn phí Ebook Triết Học Mác - Lênin



Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga đã mởra thời đại mới:
thời đại nhân loại quá độtừchủnghĩa tưbản lên chủnghĩa xã hội với thắng
lợi của cách mạng xã hội chủnghĩa ởmột loạt nước châu Âu, châu Á và
Mỹ-Latinh; sựgiải phóng hầu hết các nước thuộc địa của chủnghĩa thực
dân; sựphát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tếvà phong
trào hoà bình, dân chủ.
Cuối thếkỷXX, chủnghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái
trào. Không ít những phần tửcơhội đã đổlỗi nguyên nhân mọi sai lầm của
chủnghĩa xã hội hiện thực ởLiên Xô và Đông Âu do tuyệt đối hoá vấn đề
giai cấp, thông qua đó phủnhận học thuyết macxit vềgiai cấp và đấu tranh
giai cấp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của thời đại là
đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân cùng với những người làm
thuê khác thực tế đang diễn ra rất gay gắt ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
Hai là, bằng lập luận cho rằng trong nền văn minh nông nghiệp, con
đường đi tới quyền lực là bao lực, trong nền văn minh công nghiệp, con
đường đi tới quyền lực là của cải, trong nền văn minh hậu công nghiệp, con
đường cơ bản đi tới quyền lực là trí tuệ, cách tiếp cận theo học thuyết ba
nền văn minh đã tuyệt đối hoá vai trò của trí thức, xem đó là tầng lớp có sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo quá trình sáng tạo xã hội mới - hậu tư bản.
Chúng ta không phủ nhận một thực tế là, sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng sản xuất do cuộc các mạng khoa học - công nghệ mang lại đã tạo
điều kiện và tiền đề cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức ở một
loạt quốc gia. Trong nền kinh tế tri thức đó, trí tuệ được xem là nguồn lực
quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất; trí thức ngày một tăng và chiếm
vai trò to lớn trong cơ cấu xã hội...
Nhưng, vị trí, vai trò của một giai cấp, tầng lớp xã hội đối với tiến trình
lịch sử được quy định không phải bởi số lượng của nó, mà trước hết và chủ
yếu bởi địa vị lịch sử của cách sản xuất mà nó là người đại diện.
Ngày nay, nền kinh tế công nghiệp đang từng bước nhường chỗ cho
nền kinh tế tri thức. Nhưng ngay trong nền kinh tế mới này, bộ phận quan
trọng nhất trong lực lượng sản xuất vẫn là con người lao động, mà trong
trình độ phát triển hiện thực của họ, đó chính là công nhân tri thức. Chính
giai cấp này là giai cấp chủ đạo cho xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Do vậy, quan niệm cho rằng thời đại ngày nay là thời đại qúa độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - một kết luận tất yếu được rút ra từ sự
phân tích hiện thực khách quan trên giác độ học thuyết hình thái kinh tế -
150
xã hội vẫn giữ nguyên giá trị của mình.
II. SẢN XUẤT VẬT CHẤT LÀ CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Trong xã hội, hoạt động của con người hết sức đa dạng, phong phú.
Khái quát lại, có ba loại hoạt động cơ bản: Hoạt động sản xuất ra của cải
vật chất, hoạt động sản xuất ra của cải tinh thần, hoạt động tái sản xuất ra
con người. Trong ba loại hoạt động đó, hoạt động sản xuất ra của cải vật
chất là hoạt động cơ bản nhất.
Nhờ vào hoạt động sản xuất vật chất, con người tạo ra những tư liệu
sinh hoạt đáp ứng nhu cầu sống của mình, tạo ra những lực lượng sản xuất
mà sự phát triển của nó là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con
người. Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội
loài người, là điểm cơ bản phân biệt con người với con vật. Ph.Ănghen
viết: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở
chỗ : loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất”1. Do
vậy, chính trong quá trình sản xuất vật chất, con người tạo ra và tự hoàn
thiện chính bản thân mình và phát triển xã hội nói chung.
Ban đầu, sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao
động tác động (trực tiếp hay gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến các dạng vật
chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn
tại và phát triển – nhu cầu phong phú và vô tận của con người. Theo
Ph.Ăngghen, giới tự nhiên cung cấp những vật liệu cho hoạt động sản xuất,
lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Về sau, sản xuất vật chất còn là (và
ngày càng chủ yếu là) quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động (trực tiếp hay gián tiếp) vào các dạng vật chất đã qua tay con người,
cải biến các dạng vật chất ấy để tạo ra của cải xã hội nhằm thoả mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998, t.34, tr..241.
151
Hoạt động sản xuất vật chất tạo ra tư liệu nhằm duy trì sự tồn tại và
phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể con người nói
riêng. Tuy nhiên, ngoài chức năng đầu tiên và trực tiếp đó, “lao động còn là
một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa”2. Bằng việc “sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt của mình, con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống
vật chất của con người ta”1. Thực tiễn lịch sử xã hội loài người còn cho
thấy rằng, mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù thể hiện trong bất
kỳ lĩnh vực nào : chính trị hay pháp quyền, nghệ thuật hay đạo đức, tôn
giáo hay khoa học... - hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở sự vận
động của đời sống sản xuất vật chất.
III. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT
1. Khái niệm cách sản xuất, lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất
a) cách sản xuất
Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ cách thức con
người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trong những giai đoạn lịch sử
nhất định của xã hội loài người. Mỗi một hình thái kinh tế, xã hội có một
cách sản xuất đặc trưng của nó. Một cách sản xuất này bị
thay thế bằng một cách sản xuất khác thì cũng diễn ra sự thay đổi
tương ứng trong tính chất, kết cấu và đặc điểm về mặt xã hội, từ đó, ra đời
một xã hội mới, một thời đại lịch sử mới. Nói cách khác, cách sản
xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của
những thời đại lịch sử khác nhau. Dựa vào cách sản xuất đặc trưng
của mỗi thời đại lịch sử, người ta hiểu thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái
kinh tế – xã hội nào. C.Mác viết : “Những thời đại kinh tế khác nhau không
phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách
2 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, t20, tr.641.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.500
152
nào, với những tư liệu lao động nào”2.
cách sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một
trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
b) Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục
giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó
được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản
xuất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá
trình sản xuất tạo ra của cải xã hội, nó cũng nói lên trình độ chinh phục tự
nhiên của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của
họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, trong đó, “lực lượng
sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là ngư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status