Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay thông qua cặp phạm trù triết học Nguyên nhân - Kết quả - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần I : Lời nói đầu. 1
Phần II: Nội dung. 3
I. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chúng 3
1, Cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả. 3
2, Mối quan hệ biện chứng. 3
II, Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để nói về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà nội. 4
1, Nguyên nhân. 4
2, Thực trạng gây ô nhiễm và hậu quả của nó. 5
a) Hiện trạng môi trường rác thải. 5
b) Hiện trạng môi trường nước. 6
c) Hiện trạng môi trường không khí . 7
III, Biện pháp khắc phục. 8
Phần III: Kết luận. 9
Tài liệu tham khảo 10


Hiện nay trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được hết sức quan tâm , đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nước ta cũng gặp phải vấn đề này. Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn tới tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Do vậy việc bảo vệ môi trường là một trong nhưng vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường thì sẽ gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nên trong khuôn khổ bài tiểu luận Triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học : Nguyên nhân – Kết quả để phân tích một số vấn của viêc ô nhiễm môi trường tại nước ta hiện nay, tình hình ô nhiễm, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và một số biện pháp khắc phục, hạn chế vấn đề này.








Bài tiểu luận của em được triển khai thông qua kết cấu như sau:

Phần I : Lời nói đầu.

Phần II: Nội dung .

I . Vận dụng lý luận thực tiễn triết học.
1 . Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
2 . Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả.
II . Vận dụng vào thực tế:
1 . Hiện trạng môi trường, tình hình ô nhiễm và các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
2 . Một số mâu thuẫn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
3 . Các biện pháp giải quyết và hạn chế ô nhiễm ở nước ta hiện nay.

Phần III: Kết luận chung .







I . Vận dụng lý luận thực tiễn triết học:

(Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả )

1. Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả :
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong sự vật hay các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả:
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật.
Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại. Ta có thể lấy ví dụ trên thực tế như là: sự ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường do nhiều yếu tố gây nên như: con người, công nghiệp, chất thải độc hại… và cũng chính những nguyên nhân này lại gây ra nhiều kết quả khác… Do vậy muốn có được một kết quả tốt thì cần biết phát hiện và hạn chế những tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều, phải chú trọng đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong. Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ môi trường hiện nay thì mọi người cùng có ý thức bảo vệ thì ta sẽ thu được nhiều kết quả tốt hơn.
Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian xác định thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện chứng.
Phân loại nguyên nhân : Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết quả giống nhau vì nguyên nhân có tính chất và vai trò khác nhau. Do vậy, trong thực tiễn cần phân biệt :
* Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều .
* Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài .
* Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu .
* Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan .



we24C9RvL30OSPo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status