Bối cảnh của Đổi Mới: thực trạng trước Đổi Mới và quyết định đổi mới của Đảng - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Bối cảnh của Đổi Mới: thực trạng trước Đổi Mới và quyết định đổi mới của Đảng



Con người tồn tại trong thế giới không chỉ có hoạt động sản xuất để sống. Chúng ta không thể chỉ ăn uống, ngủ nghỉ . không thôi mà còn có rất nhiều các hoạt động khác nữa. Thậm chí ngay từ thời xa xưa con người đã nhận ra rằng để có thể tồn tại và phát triển thì tất yếu phải tập hợp nhau lại. Chỉ từ hoạt động bảo vệ cộng đồng, cùng nhau sản xuất mà cho tới nay đời sống xã hội đã tiến lên tới mức con người ngày nay nếu không có những quan hệ xã hội thì khó có thể coi là con người đầy đủ. Bởi vì khi sinh ra chúng ta không thể có ngay được sức khoẻ, trí lực, trình độ v.v như một cái máy được lập trình trước. Mà chúng ta phải được nuôi nấng, được giáo dục để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ối lưu thông rối ren. Thị trường, tài chính tiền tệ không ổn định. Ngân sách nhà nước bội chi liên tục. Giá cả thì leo thang từng ngày. Ví dụ chỉ số giá năm 1975 là 1 lần thì 1980 là 2,5 lần và 1985 đã là 38,5 lần. [g.t lịch sử kinh tế tr.399]. Do đó đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là công nhân viên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân. Tiêu cực và bất công xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Lòng tin của nhân dân vào Đảng bị lung lay, nguy cơ mất chính quyền là rất lớn.
(1)Tốc độ tăng GDP so với lạm phát giai đoạn 1976-1985
Nguyên nhân của tình trạng trên về mặt chủ quan:
+ Trước Đổi Mới, trong công cuộc cải tạo CNXH chúng ta có những biểu hiện nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, nhưng thực tế cho thấy lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả trong trường hợp quan hệ sản xuất không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Cải tạo một cách gò ép, chạy theo số lượng không coi trọng chất lượng, buông lỏng quản lý. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu. Nhiều chính sách thể chế lỗi thời chưa được bãi bỏ. Một số cải tiến được đưa ra nhưng mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, không ăn khớp thậm chí trái ngược nhau.
Nói tóm lại mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã là sức cản lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cuộc sống đòi hỏi cấp thiết phải thay đổi mô hình cũ bằng mô hình mới phù hợp hơn để đưa đất nước khỏi khủng hoảng.
Nhận thức được yêu cầu cấp thiết đó. Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta.
Đại hội là điểm khởi đầu cho quá trình đổi mới. Và từ sau đó Đại hội VII (6/1991); Đại hội VIII (6/1996); Đại hội IX (4/2001) và gần đây nhất là Đại hội X (4/2006) đã tiếp tục khẳng định, bổ xung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách đổi mới. Trong từng thời kì, từng giai đoạn..các biện pháp cụ thể có thể khác nhau. Tuy nhiên trong suốt quá trình Đổi mới, Đảng luôn giữ quan điểm : “Đổi mới kinh tế là trọng tâm nhưng đồng thời phải đổi mới cả chính trị và các mặt khác của xã hội”.
Vậy tại sao Đảng lại có quan điểm như vậy, chúng ra sẽ tìm hiểu cơ sở lí luận triết học của quá trình đó thông qua những lập luận dưới đây.
II. Giải quyết vấn đề:
Cơ sở của : đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Nguyên tắc: sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Để tiến hành tất cả các hoạt động sống con người trước hết phải tồn tại. Muốn tồn tại con người cần có thức ăn, cái mặc, nhà ở, phương tiện đi lại… Để tạo ra những thứ đó con người phải tạo ra chúng. Tức là phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động sản xuất. Chính vì vậy mà sản xuất là hoạt động cơ bản quan trọng nhất của xã hội loài người và là một yêu cầu khách quan. Bằng việc “sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Nếu thiếu thốn về vật chất, con người sẽ tất yếu nảy sinh những sự bức bối, khó chịu. Điều này sẽ gây ra sự suy kiệt về thể chất, suy giảm về tinh thần cho xã hội. Nếu kéo dài thì sẽ nảy sinh những biến cố lớn.
Chính trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo v.v.. đều hình thành trên cơ sở sản xuất vật chất. Vì vậy để hình thành một chế độ xã hội như mong muốn như chế độ XHCN có nền tảng là nền kinh tế phát triển, pháp quyền vững chắc, văn hoá tốt đẹp giàu có.. thì trước hết phải bắt đầu từ thay đổi từ sản xuất, tức là từ kinh tế. Không thể lấy các biện pháp hành chính, bắt buộc, duy ý chí như trước đổi mới đã làm.
Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mâm mống của tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế- xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó.
Như vậy trong nội bộ cách sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể xã hội thì quan hệ sản xuất “hợp thành” cơ sở kinh tế của xã hội , tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Với mục tiêu tiến lên CNXH từ sau khi giành được độc lập năm 1945 và nhất là sau 1954, tại miền Bắc đã bắt đầu xây dựng quan hệ sản xuất duy nhất là quan hệ sản xuất XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước, tập thể chiếm toàn bộ đời sống kinh tế. Quan hệ sản xuất này tồn tại phù hợp trong thời kì chiến tranh. Tuy nhiên sau 1975 khi mà quan hệ sản xuất XHCN có điều kiện bao trùm toàn bộ đất nước và phát triển trong điều kiện hoà bình thì lại bộc lộ nhiều hạn chế và gây ra nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân. Như vậy cơ sở hạ tầng với chỉ một quan hệ sản xuất XHCN duy nhất rõ ràng không phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay.
Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định trong phát triển xã hội, quyết định kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phải thống nhất với nhau trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Không có chế độ nào mà chỉ có mỗi cơ sở hạ tầng (tức chỉ có sản xuất mà không có các mối quan hệ xã hội khác) và cũng không có chế độ nào chỉ có kiến trúc thượng tầng mà không có sản xuất. Vấn đề là ở đây việc sản xuất có trước, từ các yêu cầu trong quá trình sản xuất nhằm ổn định trật tự xã hội thì kiến trúc thượng tầng mới được hình thành một cách tương ứng. Ví dụ: trong lịch sử, các cuộc cách mạng dẫn đến sự thay đổi một hình thái kinh tế xã hội nhất định không phải có thể được tiến hành bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu cùng một lúc được. Mà chúng có sự khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia. Bởi vì cách mạng phải ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status