Thực trạng rừng ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Thực trạng rừng ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 1
Danh mục hình: 2
Danh mục bảng biểu. 2
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2 Giới hạn của đề tài. 5
3.Mục đích nghiên cứu. 5
4. Tóm tắt nghiên cứu. 6
PHẦN B: NỘI DUNG 7
Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 7
1. Khái niệm về các loại rừng: 7
2. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay. 8
3. Vai trò của rừng: 9
4. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay: 12
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 20
1. Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm. 20
2. Biện pháp bảo vệ rừng. 22
PHẦN C: KẾT LUẬN 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
1. KIẾN NGHỊ 31
2. KẾT LUẬN: 33
Tài liệu tham khảo: 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi.
3.2 Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống:
Về tác dụng phòng hộ:
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông ngiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo đất từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồi nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở vùng ven biển Miền Trung đã ngăn cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và biến vùng đất cát trắng thành vùng đất canh tác... Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên, người ta đã ví “rừng là người vệ sĩ của nhà nông”.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống:
Khoa học ngày nay đã đủ dẫn liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường. Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất thải ra 02 và hấp thụ C02 của khí quyển trong quá trình đồng hóa của cây xanh đối với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng 02 và C02 trong khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu “rừng là nguồn nước, nước là sự sống”. Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta “nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống”. Theo tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che phủ phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu nguồn. Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan trọng. Hiệu quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế thông thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hành tinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo.
Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng là căn cứ địa cách mạng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” rất gần gũi với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng còn có giá trị xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước. Rừng là nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏe cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức…
4. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay:
4.1 Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng hiện nay
Từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần 1.500 ha rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt hại vượt qua con số này.
Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tui cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700, rồi sau đó thống kê lại con số là 1000 ha. Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn 60 ha.
Ví dụ theo số liệu thống kê, thông báo tình hình tàn phá rừng U Minh, đây là khu rừng thuộc vào rừng bảo vệ Quốc gia, nhưng chúng ta thấy được hậu quả khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất là thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đã thực sự là những lời thông báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Cũng cần nhấn mạnh rằng, những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của U Minh xưa không chỉ bị huỷ hoại, bị biến mất do hoả hoạn mà còn do hậu quả tai hại của nạn chặt phá rừng bừa bãi để trồng rẫy, trồng lúa, nuôi tôm và nạn lâm tặc hoành hành. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo nhiều ý kiến thì những thiệt hại của sự tàn phá rừng từ những lí do nêu trên có lẽ cũng không thua kém là bao so với những thảm hoạ cháy rừng. Tổng diện tích rừng U Minh ( gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ) sau thảm họa cháy vừa qua chỉ còn lại khoảng 60 nghìn hecta - một con số nhỏ nhoi so với diện tích hơn 200 nghìn hecta vốn có của nó 50 năm trước.
Thực tiễn ở U Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để "người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây.
Hinh 1: Hình ảnh cháy rừng U Minh
Bảng số liệu cháy rừng năm 2008
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn
Phòng cháy rừng
Cháy rừng
Chữa cháy rừng
Vị
Học tập
Máy móc
Đường băng
Chòi canh
Tổ đội
Ban
Số vụ
Diện tích
Rừng
Rừng trồng
Trảng cỏ
Số vụ được cứu
Số người
Số vụ tìm được TP
Số vụ đã xử lý
móc

TN
1. An Giang
62
49
19
47
27
2
87.00
87.00
2
2. Bình Định
2
31
470
120
4
68.02
68.02
4
3. Bình Dương
2
41
5
4
4
1
0....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status