Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội



Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ,đóng góp tích cực vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.
Trong đường lối đổi mới toàn diện,nổi bật lên là vấn đề dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Truyền thông hiện nay cơ bản đã hạn chế được hình thức thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và dân. Thông tin hai chiều được thể hiện: một mặt tuyên truyền,giải thích đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, mặt khác phản ánh những nguyện vọng,ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước. Trong đó,truyền thông đã đóng góp không nhỏ vào:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội
Bộ môn: Lý Thuyết Truyền Thông
Giảng viên: T.s Đỗ Chí Nghĩa
Họ và tên: Nguyễn thị Kim Xuyến
Lớp: TH31A2
Trường Học viện báo chí tuyên truyền
MỤC ĐÍCH
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giao tiếp,chia sẻ kĩ năng giao tiếp giữa hai hay nhiều người một cách đa chiều,tương đối bình đẳng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ,điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hóa hoạt động thực tiễn. Đó là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục,trong đó : tri thức,tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau. Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu. Các khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm.
Sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần không nhỏ cho toàn bộ kỹ thuật lan truyền thông tin tới các nhóm xã hội lớn, mà chủ yếu là báo in,điện ảnh,phát thanh,truyền hình,internet,sách, áp phích, tờ rơi,….
Trong xã hội hiện nay,truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản chỉ là quá trình truyền tin mà còn thông các hoạt động của nó, hệ thống chân lý,giá trị,chuẩn mực xã hội được gửi vào đó, được xây dựng và duy trì.
Bài tiểu luận này nhằm mục đích khẳng định vai trò rất rõ rệt của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các lý luận và cơ sở thực tiễn.
TRUYỀN THÔNG ĐÓNG VAI TRÒ KHÔNG THỂ THAY THẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC XÃ HỘI
Truyền thông biểu dương những gương tích cực.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều gương tốt,việc tốt. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều có thể biết những tấm gương sáng đó để có thể học tập nếu như không có các phương tiện truyền thông. Bởi lẽ nếu chỉ truyền miệng cho nhau những gương tốt thì khoảng cách không được lớn nên dường như thông tin bị thu hẹp lại. Mặt khác, khi có các phương tiện truyền thông vào cuộc, các tấm gương tích cực sẽ được biết đến rộng rãi hơn, có thể là khắp cả nước hay thậm chí vươn ra toàn thế giới.
Khi đọc báo, xem tivi, lên mạng ta có thể bắt gặp các tấm gương người khuyết tật vượt lên số phận để hòa nhập với cuộc sống bình thường. Còn có các chương trình Tuyên dương những người khuyết tật thành công. Chính những tác động này của truyền thông đã giúp cho một bộ phận không nhỏ những người khuyết tật thêm ý chí,nghị lực để vươn lên sống tích cực trong cuộc sống,góp phần xây dựng xã hội.
Truyền thông biểu dương các tấm gương người tốt,những việc tốt trong xã hội như:
+Tuyên dương hai em Lê Văn Thảo và Phạm Văn Phong,học sinh lopws 8A,trường THCS Đinh Tiên Hoàng về thành tích “gương dũng cảm cứu người trong lũ dữ” và “nhặt được của rơi trả người đánh mất” đã là tấm gương sáng cho các em nhỏ học tập, các bậc phụ huynh có thể lấy các tấm gương này để giáo dục con cái
+Các chương trình được phát động nhằm gia tăng các hoạt động tích cực trong xã hội từ mỗi cá nhân được truyền thông quảng bá rộng rãi như : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,Huy động sức mạnh toàn dân trongg công cuộc phát triển Kinh tế-Xã hội.
Ngoài ra còn các tấm gương các doanh nhân giỏi,các nhà giáo,nhà báo,lao động giỏi trong xã hội đều được mọi người biết đến thông qua truyền thông đã giúp cho mỗi các nhân với mỗi công việc đều muốn được nêu những tấm gương sáng. hay cũng có thể thông qua truyền thông,những tấm gương lao động giỏi có thể chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người để tất cả cùng phấn đầu,cùng làm giàu,cùng thành công.
Truyền thông chống lại cái sai,cái xấu trong xã hội
Cuộc sống luôn có hai mặt tồn tại song song: cái tốt và cái xấu. Các gương tốt,cái tốt,việc tốt đưa ra là lẽ hiển nhiên, nhưng cái xấu muốn đưa ra cũng cần cân nhắc. Thế nhưng cũng không phải là cứ :”Đẹp thì khoe ra,xấu xa là phải đậy lại”. Thậm chí,đôi khi, cái xấu mới đáng nói. Bởi lẽ nếu những cái xấu,cái sai trong xã hội mà không bị lên án,không được đưa ra ánh sáng thì một lẽ tất yếu sẽ bị một số bộ phận trong xã hội hiểu nhầm đó là cái hay,cái đúng. Chính vì lẽ đó, truyền thông đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chặn cái xấu ngay từ cơ sở.
Truyền thông sẵn sàng lên án những hành vi sai trái, những quan niệm cố hữu cổ hủ lạc hậu trong xã hội. Chẳng hạn:
+Vụ giết người cướp của man rợ ở tiệm vàng Ngọc Bích tại Bắc Giang của sát thủ vị thành niên Lê Văn Luyện đã going hồi chuông đáng báo động về việc trẻ hóa tội phạm cũng như sự sa sút đạo đức của một bộ phận trong giới trẻ. Chính nhờ sự lên án gắt gao về hành vi tội ác này mà chúng ta có thể nhìn nhận,xem xét cũng như có những biện pháp để phòng tránh những sự việc đáng tiếc này.
+Thiếu nữ tát Cảnh sát giao thông chỉ là một sự việc không quá lớn nhưng thông qua đó,truyền thông đã nhận thấy rõ vấn đề đạo đức của một số người dân với người đang thi hành công vụ. Gần 2 tháng trước ngày bị xét xử, cư dân mạng xôn xao khi xuất hiện clip quay cảnh một cô gái trẻ,tóc vàng,liên tục xô đẩy và tát vào mặt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.Dù cảnh sát không hề có động thái chống trả nhưng Linh vẫn không ngừng la hét rồi tự dưng ngất xỉu. trước thái độ hung hăng của người vi phạm và sự hiếu kì của người đi đường,hai cảnh sát giao thông vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ giải tỏa ùn tắc, đồng thời thông báo cho công an phường đến hỗ trợ và mời người liên quan về làm việc. Sự việc này đã khiến dư luận rất bất bình,lên án gắt gao và mong pháp luật có biện pháp răn dạy đối với những hành vi này.
+Các hành vi lừa đảo;giả danh nhân viên ngân hàng để lừa tiền;các hành vi cưỡng hiếp,các hành vi lừa bán sang nước ngoài,…. cũng được truyền thông đưa ra trước công chúng. Để thông qua các sự việc đó, công chúng sẽ có những cách phòng tránh,cân nhắc,cẩn thận hơn trong đời sống hàng ngày.
3.Truyền thông dùng dư luận xã hội để điều chỉnh xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ,đóng góp tích cực vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.
Trong đường lối đổi mới toàn diện,nổi bật lên là vấn đề dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Truyền thông hiện nay cơ bản đã hạn chế được hình thức thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và dân. Thông tin hai chiều được thể hiện: một mặt tuyên truyền,giải thích đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, mặt khác phản ánh những nguyện vọng,ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước. Trong đó,truyền thông đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status