Báo cáo thực tập tại Báo Nông thôn ngày nay - pdf 16

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Báo Nông thôn ngày nay



MỤC LỤC
Phần 1: Lịch trình làm việc 2
1. Gặp gỡ và tìm hiểu 2
2. Thực hành, viết bài 2
1. Về bản thân 7
2. Về toà soạn và tập thể phóng viên, biên tập viên 8
Phần 3: Kết luận 10
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đồng kính gửi: Thạc sĩ Nguyễn A, Trưởng đoàn hướng dẫn sinh viên thực tập tại báo Nông thôn ngày nay.
Thạc sĩ Bùi Văn, Chủ nhiệm Lớp K01 Báo chí. Khóa 2005- 2009 Hệ chính quy
Tên tui là: Nguyễn B.
Hiện đang là sinh viên Lớp K01, Hệ Chính quy, khóa 2005-2009 của Khoa báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vừa qua, theo chương trình học của khoa, tui đã tham gia đợt thực tập trong gần 3 tháng, từ 15/2 đến 30/4. Với kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường, bằng cách dạy theo kiểu “truyền nghề” và qua một số lần được Khoa báo tổ chức đi thực tế, tui đã tham gia các hoạt động nghiệp vụ của tòa soạn. Dưới đây là kết quả tui thu thập được trong thời gian thực tập của mình:
Đơn vị thực tập: Báo Nông thôn ngày nay
Đơn vị chủ quản là Trung Ương hội Nông dân Việt Nam
Tòa soạn: 13 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng biên tập: Lưu Quang Định
Phần 1: Lịch trình làm việc
1. Gặp gỡ và tìm hiểu
Nông thôn ngày nay không phải là tờ báo thật sự nổi tiếng, nhưng trong quá trình học tập tại trường, được tham khảo tờ báo này tui thấy đây là tờ báo có cách làm hiện đại, chất lượng tin bài tương đối khá, là tiếng nói của Trung ương hội Nông dân Việt Nam, phục vụ đối tượng nông dân là chủ yếu và thực sự hữu ích cho nông dân. Với mong muốn thực hành để có đủ thực tế làm nghề, đồng thời góp chút công sức nào để phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí của người nông dân tui đã chọn đây là cơ quan thực hành của mình.
Thời gian thực tập chính thức được tính từ ngày 15 tháng 2 năm 2008. Nhóm sinh viên thực tập tại báo Nông thôn ngày nay (Bao gồm : Nguyễn Thị Dung (trưởng nhóm), Nguyễn Quang Phong, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Doãn Mạnh, Bùi Thị Yến) do thầy Phạm Đình Lân làm trưởng đoàn.
2. Thực hành, viết bài
Trong tuần đầu tiên của quá trình thực tập, tui thường lên tòa soạn vào buổi sáng để điểm qua các tờ báo lớn và những tờ có liên quan đến lĩnh vực của báo mình, đặc biệt quan tâm đến trang Văn hóa nghệ thuật của các báo với các tin tức, sự kiện văn hóa đang và sẽ xảy ra. Qua đó học cách đối chiếu các bài báo với nhau, nhất là những bài có chung một chủ để để rút ra cách viết, góc độ tiếp cận của từng báo riêng tùy thuộc vào tiêu chí, mục đích cũng như đối tượng phục vụ của từng cơ quan báo chí. Đây là cách thực hành để mình có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề và có sự chọn lựa góc độ phản ánh sao cho phù hợp với báo mình nhất.
Tuần đầu tiên của quá trình thực tập, tui đã có dịp thực hành kỹ năng nghề nghiệp mà mình học được tại trường. Khi biên tập viên cử tui đến trường Viêt văn Nguyễn Du để làm tin. Tuy đã viết được tin (Ngày thơ ở trường Đại học Văn hóa: Giao lưu thơ và thư pháp), đã được đăng trên số 45 ra ngày 27/2/2008 nhưng kinh nghiệm tiếp thu được vẫn chưa nhiều.
Chỉ đến ngày 21/2 khi đi theo phóng viên Quang Hưng của báo tham gia ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tui mới thấy góc nhìn của nhà báo quan trọng đến mức nào. Chính anh Hưng là người đã chỉ bảo tui cách nhìn nhận sự kiện như thế nào cho ra vấn đề, phải biết so sánh sự kiện đang diễn ra với sự kiện tương tự đã diễn ra trước đó, tìm ra cái mới, cái đặc sắc nhất để phản ánh. Những điều này tui đã được học lý thuyết tại trường, nhưng chỉ đến khi đi thực tế, được các anh, chị chỉ bảo tui mới thực sự thấm nhuần và có thể vận dụng vào quá trình thực hành nghề nghiệp của mình.
Sau đó không lâu, tui đã có cơ hội tác nghiệp một mình và thực hành những gì mình học được khi đi viết bài tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kết quả chuyến đi này tui đã có bài đầu tiên cho sự nghiệp làm báo của mình (Bài Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Mơ ước đưa tranh Đông Hồ ra thế giới đăng trên số 55 ra ngày 4/3/2008) đồng thời hiểu biết thêm được một miền quê mới, một nền văn hóa truyền thống (Làng tranh dân gian Đông Hồ) mà trước đây mình mới chỉ biết đến qua sách vở..
Ngày 17/3/2008: tui xuống Hưng Yên tìm hiểu và viết bài về lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung. Tuy chỉ được đăng tin ( Lễ hội Chử Đồng Tử( Hưng Yên): Hàng vạn người đi rước nước) nhưng tui đã học hỏi thêm được kinh nghiệm trong việc tiếp cận vấn đề, đã biết sử dụng thể loại phù hợp với tầm của sự kiện và biết lựa chọn ra chi tiết điển hình nhất của sự kiện( Lễ rước nước) để phản ánh.
Ngày 21/3/2008: tham gia hội thảo Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới tại tòa soạn Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Tuy dung lượng bài viết chỉ hơn 500 chữ đăng trên số 72 ra ngày 24/3/2008, nhưng tui thấy hài lòng về bài viết này (Văn học mạng- sự lựa chọn của thời đại?), vì trong đó tui đã có những lập luận theo hiểu biết và quan điểm của mình như một nhà báo thực thụ. Điều này làm cho tui thấy tự tin hơn nhiều trong quá trình thực tập.
Ngày 29/3/2008: Đến bảo khu nhà Việt thuộc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tham gia Lễ trao giải thơ Lá trầu do quỹ Lời vàng Eva tổ chức. Thông tin thu được và ảnh đã được sử dụng trong bài phỏng vấn nhà thơ Trang Thanh của phóng viên Quang Hưng.
Trong thời gian của tháng 3 cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xung quanh tuần lễ văn hóa Pháp và ngày hội Pháp ngữ tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên khai thác thông tin chưa nhiều, chưa đủ để làm tin bài.
Thời gian này cũng đã biết tận dụng thông tin từ các tờ rơi, quảng cáo để làm tin nhỏ cho mục Dọc đường của trang Văn hóa.
Ngày 1/4/2008: Theo sự chỉ đạo của ban biên tập, tui về Thái Bình để tìm hiểu về đời sống nghệ sĩ tỉnh lẻ trước quyết định của thủ tướng chính phủ về việc xã hội hóa các loại hình văn hóa nghệ thuật. Tại đây tui đã tiếp xúc với lãnh đạo sở Văn hóa thông tin tỉnh, lãnh đao các đoàn nghệ thuật cổ truyền trên địa bàn tỉnh, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các nghệ sĩ về nỗi lo trước quyết định sát nhập hay ra ngoài công lập các đoàn nghệ thuật của Thủ tướng chính phủ.
Những thông tin thu thập được đã được tổng hợp lại và đăng thành loạt 3 bài liên tiếp lấy tên 3 tác giả với chủ đề: Bấp bênh đời nghệ sĩ tỉnh lẻ (Bài 1: Cát xê “rau muống” số 90 ra ngày 14/4/2008. Bài 2: Sáp nhập là tan rã, số 91 ra ngày 15/4/2008. Bài 3: Xã hội hóa- “nhà nghèo” chết trước, số 92 ra ngày 16/4/2008). Loạt bài này đã được ban biên tập hết sức khen ngợi.
Ngoài ra bài viết về văn nghệ sĩ tỉnh lẻ còn được đăng thành bài riêng Sáp nhập các đoàn nghệ thuật địa phương Thuận tình, hợp lý? Đăng trên tạp chí Sân khấu, số tháng 4/2008.
Ngày 12/4/2008: Đi Hà Tây xem hội chùa Thầy, gặp gỡ và trò chuyện cùng Đại Đức Thích Trường Xuân, được thầy kể cho nghe về nguồn gốc, xuất xứ của chùa Thầy, lễ hội chùa Thầy, đặc biệt là về lễ Mộc Dục, nghi thức quan trọng nhất tron...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status