Viết như kể chuyện - pdf 16

Download miễn phí Viết như kể chuyện



Nhưng bài phóng sự sẽ không thành công nếu anh không chọn
được ảnh đẹp. Nhà nhiếp ảnh tiếng tăm Dương Minh Long đã
khen rất nhiều về chùm ảnh của tôi (tôi mê ảnh anh này nên tin
lời anh khen lắm!). Nhưng bài phóng sự vẫn chưa thành công
nếu anh chưa chọn được giọng điệu cho bài viết. Nếu là một đề
tài xã hội có tính khôi hài thì khác, một chuyện bi thương thì khác
hơn, một vấn đề nghiêm túc lại khác nữa. Giọng điệu rất quan
trọng. Nó tạo nên phong cách của cây bút.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Viết như kể chuyện
Câu thứ nhất, trả lời qua điện thoại tức là
phải biết nói ngắn, nhưng trong thời gian
ngắn đó phải chuyển tải những thông tin cốt
lõi nhất, dễ hiểu nhất và hấp dẫn nhất cho người hỏi mình (sau
này là bạn đọc), và tất nhiên, thông tin đó phải mới. Câu thứ hai,
phải viết một cách giản dị, dễ hiểu, (đến bà mình ở quê cũng có
thể hiểu được).
Hai lời khuyên có vẻ như vô cùng đơn giản, ai cũng biết, nhưng
để làm được thì hoàn toàn không dễ chút nào.
tui có tham gia giảng dạy hai chuyên đề Kỹ năng báo chí và Kỹ
năng phỏng vấn cho các lớp báo chí ở Đại học Khoa học Huế từ
nhiều năm nay, đôi lúc còn tham gia nói chuyện cho các lớp tập
huấn về báo chí, hầu hết, các sinh viên và học viên đều có chung
một câu hỏi: “Em (tôi) đã có đủ tư lệu, nhưng mỗi khi ngồi vào
bàn thì không biết nên bắt đầu từ đâu”. tui hỏi lại: “Câu chuyện
đó là gì vậy?” Và họ kể ra. tui lại bảo: “Hãy viết lại y như anh/chị
vừa kể với tôi, viết đi!” Và nhiều người đã thành công bắt đầu từ
lời khuyên giản dị đó.
tui đọc nhiều sách viết về thể loại phóng sự, một thể loại mà bất
cứ người làm báo nào cũng mơ ước mình có cơ may thành công.
tui cũng được nghe nhiều sinh viên và đồng nghiệp trẻ phàn nàn
về sự rắc rối trong lý luận về phóng sự, rồi sau khi đã học, đã đọc
chán chê, họ lại hỏi tui một câu như thể bắt đầu: Phải viết phóng
sự như thế nào? (họ hỏi thế là vì tui cũng có in vài tập phóng sự).
tui bèn nghĩ đến chuyện “kể cho bà tui ở quê nghe chuyện viết
phóng sự như thế nào”. Không ngờ ý kiến tui được nhà văn, nhà
báo Vĩnh Quyền ủng hộ khi anh đặt vấn đề làm tập sách nói về
cách viết phóng sự do anh chủ biên. Và tui kể.
Nhưng trước khi kể, phải nói vài điều để người đọc thông cảm:
Một, đây là những kinh nghiệm cá nhân nên hơi bị... “tôi”; Hai, vì
“tôi” nên có thể không “ta”. Ba, sau khi đọc xong thì “quên” đi để
làm nghề, đừng phụ thuộc vào nó.
Khó là anh buộc
người ta phải
nghe xong câu
Chuyện tui kể thế này: Hồi mới chân ướt
chân ráo bước vào nghề làm báo, một hôm,
ông trưởng phòng phóng viên (nguyên là
một bác cán bộ quân đội chuyển ngành),
kêu tui vào răn dạy: “Báo có hai thể loại
chính là tin và bài. Cái gì dài gọi là bài, cái gì
ngắn gọi là tin, cứ thế mà viết”. tui hồi đó
trẻ người non dạ nên rất manh động, vì
không phục nên giơ tay xin có ý kiến, và nói:
“Xin được bổ sung để hoàn thiện lý luận báo
chí của đồng chí trưởng phòng: Tin dài gọi là bài, bài ngắn gọi là
tin, xin hết!”. Nói xong đi ra cửa.
Câu nói đó không ngờ đã mang đến cho tui nhiều hệ luỵ sau này.
chuyện mà vẫn
còn thấy tiếc. Khó
nữa, là làm sao để
họ đọc xong
phóng sự rồi lấy
chuyện hay
những câu nói
trong đó kể lại cho
mọi người.
Lại kể, hồi ấy anh Chung Anh (bây giờ là Thư ký Tòa soạn báo
Đà Nẵng) nộp bài, bao giờ cũng bị ông trưởng phòng phán: “Vấn
đề này cậu nên cắt ngang ra chứ đừng bổ dọc”. Anh Chung Anh
về “cắt ngang” mang lên nộp, ông lại phán: “Không được, vấn đề
này anh phải bổ dọc chứ đừng cắt ngang”. Chung Anh bối rối.
Nhưng rất nhanh, anh rút kinh nghiệm liền. Mỗi lần nộp bài, được
góp ý, anh mang bài về nhưng không sửa, hôm sau lại mang lên
nộp, lại góp ý, anh lại mang về nhưng vẫn không sửa, hôm sau
nữa mang lên nộp tiếp, và ông trưởng phòng cười khà khà: “Thấy
chưa, sửa nhiều lần bài viết khác liền!”. Và ông ký cho đăng.
Vì sao tui phải “dài dòng văn tự” chuyện này? Là vì, viết gì cũng
thế, đặc biệt là phóng sự, bạn hãy nhìn vào “gu” của người biên
tập và thư ký toà soạn (như người chủ bút). Vì thế, bạn hãy quan
sát mà xem, cũng là phóng sự nhưng mỗi tờ báo có chất khác
nhau. Nhưng không vì thế mà bạn đánh mất bản sắc của mình.
Hãy bằng nhiều cách (trong đó có cả cách của anh Chung Anh)
để bảo vệ chính mình, cụ thể là bài viết của mình.
Tuy nhiên, bảo vệ chứ đừng bảo thủ. Xin nhắc lại, mỗi tờ báo có
"gu" phóng sự của mình, và người viết phải biết tôn trọng cái “gu”
đó, anh chỉ có quyền làm hay hơn mà thôi!
Hồi mới vào làm báo (đang thời bao cấp), tui viết bài nào có ghi
“Phóng sự của NGUYỄN THẾ THỊNH” đều bị bỏ đi 3 chữ “Phóng
sự của”, chỉ để lại cái tên. Nhiều lần nên lấy làm lạ, bèn hỏi người
biên tập, họ trả lời theo kiểu “ấm ớ vịt giời”, nhưng tui hiểu ra, đại
để, phóng sự là một cái gì đó cao siêu lắm, sợ để thể loại phóng
sự lại có người bắt bẻ kiểu “thế này mà là phóng sự à?”, nhưng vì
sao nó không là phóng sự thì họ không nói với tôi.
Mãi đến khi làm thư ký tòa soạn, tui phát động anh em phóng
viên mỗi số phải có một phóng sự, và tui thêm vào cụm từ “Phóng
sự của...”, tất nhiên là theo quan điểm của tôi.
Thế rồi cho đến khi làm cho báo Lao Động - lúc bấy giờ phóng sự
trên báo Lao Động được coi là số 1. Được đăng phóng sự trên tờ
báo này thì sướng không có gì bằng. Vì nó được trình bày trang
trọng, biên tập kỹ càng và, tất nhiên, chỉ có một tiêu chí là... hay!
tui vẫn nhớ như in, buổi sáng khi Lao Động đăng phóng sự “Đi
chợ bò” của tôi, vì ở Đồng Hới nên chưa được đọc (báo chậm),
đã có hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến chúc mừng và... khen
nức nở. Đầu tiên là Dương Minh Long, khen qua điện toại chưa
đủ, Long còn viết cho tui một lá thư dài để... khen tiếp. Rồi Huỳnh
Dũng Nhân, bấy giờ là cây phóng sự “khét tiếng”, cũng khen luôn.
Trần Quang Đạo lại bảo: “Mày làm tao tự hào về... mày quá!”...
(Nổ xí cho vui).
Nhưng đầu tiên là anh Vĩnh Quyền, người biên tập phóng sự này
(bấy giờ còn viết tay, ảnh thì làm ra rồi gửi kèm), biên tập xong,
anh gọi điện thoại (bàn) cho tôi: “Thịnh à? Như thế này mới gọi là
phóng sự chứ!”. tui nghe mà sướng rơn người.
Vì sao mọi người khen “Đi chợ bò”?, tui ngẫm lại và tự hỏi và rút
ra mấy điểm thế này: Chợ bò ở Ba Đồn thì ai mà chả thấy, nhiều
nhà báo đạp chân đến tòe loe ra rồi, nhưng sao họ không chọn
đề tài này làm phóng sự, còn tui thì lại chọn? Trước hết vì tui thấy
lạ. Chữ lạ này rất quan trọng, không tin, sau này bạn hãy áp dụng
mà xem, cứ thấy cái gì lạ (bất thường, khác với quy luật tự nhiên
và mình thấy... lạ) thì bạn hãy nắm lấy mà viết phóng sự. Tức là,
tui đang nói đến chuyện chọn đề tài. Vậy thì chợ bò Ba Đồn lạ ở
chỗ nào? Trả lời: Đó là cái chợ sầm uất nhất khu vực Bắc miền
Trung, có riêng một khu đến bán bò.
Phong trào nuôi bò bấy giờ đang ào ạt, nhưng bò nuôi ra không
có chỗ tiêu thụ. Có chỗ bán là tốt rồi, nhưng trăm người bán chỉ
vài người mua. Việc mua bán của họ cũng rất lạ (phong tục đập
tay ra giá và trả giá), lạ ở chỗ có người đập đến bầm tím cả tay
mà vẫn không bán được. Không bán được thì dắt về, phiên chợ
sau lại mang ra, lại đập tay và đôi khi vẫn không bán được.
Người bán được thì vào hàng thịt chó trứ d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status