Ảnh chủ đạo trên trang nhất báo in - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Ảnh chủ đạo trên trang nhất báo in



MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 0
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 0
KHOA BÁO CHÍ 0
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu 2
6. Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ 4
1.1. Ảnh báo chí 4
1.1.1. Vài nét về lịch sử ảnh báo chí 4
1.1.2. Khái niệm ảnh báo chí 5
1.1.3. Các tiêu chí sử dụng ảnh báo chí 6
1.2. Ảnh chủ đạo trên trang nhất 10
1.2.1. Vài nét về trang nhất của tờ báo 10
1.2.2. Khái niệm ảnh chủ đạo 11
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh chủ đạo 13
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN 18
BÁO THANH NIÊN VÀ TUỔI TRẺ (11/2005 – 2/2006) 18
2.1. Số lượng ảnh chủ đạo 18
2.1.1. Kết quả khảo sát 18
2.1.2 Phân tích kết quả khảo sát 18
2.2. Vị trí ảnh chủ đạo 19
2.2.1. Kết quả khảo sát 19
2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát 20
2.3. Kích thước ảnh chủ đạo 21
2.3.1. Kết quả khảo sát 21
2.3.2. Phân tích kết quả khảo sát 21
2.4. Chủ đề của ảnh chủ đạo 23
2.4.1. Kết quả khảo sát 23
2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát 23
2.5. Chất lượng ảnh chủ đạo 24
2.5.1. Kết quả khảo sát 24
2.5.2. Phân tích kết quả khảo sát 24
2.6. Chú thích ảnh chủ đạo 25
2.6.1. Kết quả khảo sát 25
2.6.2. Phân tích kết quả khảo sát 26
CHƯƠNG 3: VÀI KIẾN NGHI ĐỂ NĂNG CAO 28
CHẤT LƯỢNG ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN TRANG NHẤT 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắt vào không chỉ đó là một bức ảnh sống động và chân thực mà người xem cảm nhận một xúc cảm mãnh kiệt từ “những gì đằng sau bức ảnh” mà không cần chứng kiến, không có mỗi liên hệ nào về huyết thống, quê hương cũng như không gian văn hoá, địa lí hay một lời thuyết minh nào, thì bức ảnh đó có sức sống về thông tin sự kiện và cảm xúc nghệ thuật.
Sức sống của ảnh chỉ được quyết định khi phóng viên ảnh ghi được khoẳnh khắc điển hình, bấm máy khi sự kiện, nhân vật lên đến cao trào của tình tiết và cảm xúc. Điều đó có nghĩa là: một bức ảnh ghi được sự kiện nóng hổi lại trong một khoẳnh khắc nghệ thuật thì bức ảnh đó có sức mạnh tác động hơn bất cứ một ngôn ngữ truyền cảm nào.
Trưởng ban tổ chức nhiếp ảnh ở Nhật, Kentarosakai khẳng định: “Trong các cuộc thi ảnh quốc tế, chất lượng ảnh được chộn ngày càng theo xu hướng đề cao khoẳnh khắc bấm hình đúng lúc – một đặc trưng riêng của nghệ thuật nhiếp ảnh trong thế giới tạo hình.” [11, 54]
Vậy “khoẳnh khắc đúng lúc” có làm ảnh báo chí giống ảnh nghệ thuật không? Cả thực tiễn và và lí luận đều cho rằng: ảnh báo chí không phải là ảnh nghệ thuật. Báo chí đào tạo người phóng viên ảnh chứ không phải là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Vì vậy yếu tố thông tin chính là bản chất của ảnh báo chí còn tính nghệ thuật chỉ là thứ yếu. Nói như vậy không có nghĩa là ảnh báo chí không cần có tính nghệ thuật. Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật rất mong manh, “Ảnh báo chí dùng phương pháp phóng sự bằng tư duy thông tin vì vậy yêu cầu tính thông tin cao. Còn ảnh nghệ thuật dùng phương pháp nghệ thuât bằng tư duy sáng tạo nên yêu cầu tính hình tựơng.”[12, 56]
Tuy khác về bản chất và hình thức biểu hiện nhưng một tấm ảnh báo chí có thông tin cao lại ghi lại qua trình vận động phát hiện được bản chất sự kiện lại được chụp với góc nhìn nghệ thuật, thu được “khoảnh khắc điển hình” thì giá trị thông tin và thẩm mĩ càng cao, sức sống của bức ảnh càng lâu bền. “Ngày nay thế giới quan tâm đến ảnh nghệ thuật được tạo ra bởi phương pháp phóng sự , có nghĩa là ảnh báo chí được nâng lên thành ảnh nghệ thuật”[12, 57]. Như vậy ảnh thời sự rất cần tính nghệ thuật để nâng cao hiệu quả thông tin nhưng đó phải là thứ nghệ thuật được đẻ ra từ tài năng lựa chọn điển hình của người cầm máy.
Có ý nghĩa và phù hợp với nội dung
Đã là ảnh báo chí thì phải cung cấp thông tin để bổ sung cho tin, bài được đăng trên báo. Bức ảnh báo chí là sự hướng dẫn đầu tiên đưa độc giả đến với thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Khi cầm tờ báo trên tay, kênh giao tiếp đầu tiên giữa báo chí và độc giả là ảnh báo chí sau đó mới là tin, bài. Qui tắc đó bắt buộc ảnh báo chí phải phù hợp và liên quan đến nội dung tin, bài.
Một bức ảnh không ăn nhập với tin bài thì cho dù có gắn cho nó một dòng chú thích thì cũng không bổ sung thêm được thông tin gì cho tin, bài vì đó chỉ là cách chữa cháy rất vụng về cho cách minh hoạ vụng về không đúng với đặc trưng ảnh báo chí. Những bức ảnh “nhạt chất báo chí” như vậy sẽ làm cho độc giả nhàm chán như đọc từ đầu đến cuối một tin, bài mà vẫn không nhận được thông tin nào. Vì vậy, ảnh báo chí luôn phải là ảnh chủ đề bao quát thông tin mà tin, bài cập nhật. Nếu không bức ảnh đó không những không hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình mà còn gây tâm lí khó hiểu, bối rối cho độc giả làm giảm tính thẩm mĩ mà tính thông tin cho tác phẩm báo chí.
Là một phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động qui mô toàn xã hội, ảnh báo chí tham gia tìm tòi phát hiện những con người, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Là một loại hình truyền thông mang trong mình những đặc trưng chung của báo chí: chân thực, đại chúng, thời sự, và là sản phẩm của nền kĩ nghệ, sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật .v.v., thì ảnh báo chí cũng có những đặc trưng riêng mang tính đặc thù: tính tài liệu chân thực và tính thẩm mĩ cao. Đặc trưng đó làm ảnh báo chí có những ưu thế đặc thù mà không một loại hình thông tin nào có được: phản ánh hiện thức bằng hình thức nghệ thuật có tính thời sự và thẩm mĩ cao.
1.2. Ảnh chủ đạo trên trang nhất
1.2.1. Vài nét về trang nhất của tờ báo
Ngày nay, giữa các hình thức truyền thông có cạnh tranh rất lớn về tính nhanh nhạy truyền tải thông tin. Yêu cầu “ xem nhanh, hiểu nhanh” của độc giả buộc báo in phải tìm lời giải đáp trong việc sử dụng triệt để ảnh báo chí vào quá trình làm layout (trình bày báo) theo cách hiện đại, để tìm ra một hình thức tối ưu giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin một cách khoa học và nhanh nhất.
Một trong những yêu cầu của việc trình bày báo là phải thiết kế được trang nhất giàu thông tin và gây ấn tượng. Trang nhất chính là bộ mặt của tờ báo đó, là kênh thông tin giao tiếp đầu tiên giữa độc giả và tờ báo. Đó không chỉ là tinh thần chung của tổng thể tờ báo, chứa đựng những thông tin chính quan trọng nhất mà còn là “mặt tiền” thể hiện “nhan sắc thẩm mĩ” và “ bản sắc riêng của mỗi tờ báo”. Vì vậy có thể đó là trang quan trọng nhất của tờ báo thể hiện tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá chất lượng tờ báo này với tờ báo khác trong lòng độc giả.
Qui tắc làm báo hiện đại bắt buộc mỗi tờ báo, trang báo, bài báo bắt buộc phải có một điểm nhấn. Điểm nhấn trên tờ báo, trang báo, bài báo được qui định bởi yếu tố: ảnh to và ần tựơng, tít lớn và vị trí được ưu tiên trên mảng báo. Điểm nhấn của một số báo chính là ảnh chủ đạo của bài đinh nằm ở vị trí trung tâm trên trang nhất của tờ báo đó. Thông qua ảnh chủ đạo độc giả sẽ biết được thông tin quan trọng nhất của ngày hôm đó là gì?
Khái niệm ảnh chủ đạo
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu qui trình đọc của viện Poynter 1990 chúng tui đưa ra khái niệm về ảnh chủ đạo như sau: Ảnh chủ đạo là ảnh có kích thước lớn hơn đáng kể so với các bức ảnh khác có vị trí trung tâm trên trang nhất, chứa đựng thông tin quan trọng nhất của số báo ngày hôm đó.
Không ai mua báo chỉ để ngắm, hay đọc một cách ngẫu nhiên mà họ cần thông tin hiệu quả. Muốn độc giả bị thuyết phục người trình bày báo nắm được nguyên tắc làm báo hiện đại và tâm lí tiếp nhận thông tin của độc giả.
Dự án EyeTrack ontheNews (viện Poynter 1990) đã nghiên cứu về cách thức đọc báo của công chúng đưa ra một qui trình đọc có tính phổ biến: ảnh à chú thích ảnh à tít à sapo à text (nội dung). Dựa vào qui trình đọc này, người trình bày báo có thể thiết kế trang báo theo các hình thức khác nhau: từ trên xuống, thuận kim đồng hồ, ngược kim đồng hồ.
Qua qui trình đọc này có thể thấy rằng: ảnh luôn là yếu tố đầu tiên hút mắt độc giả khi cầm tờ báo, và là tín hiệu đầu tiên trong việc cung cấp thông tin cho độc giả. Vì vậy một bức ảnh đủ lớn, ấn tượng ở vị trí trung tâm trên trang nhất không chỉ cho độc giả biết thông tin chủ đề của tờ báo mà còn là yếu tố quyết định xem độc giả có đọc tiếp tin, bài cũng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status