Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại: lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU

 Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế thế
nước ta phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc
lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường để tạo thêm uy tín và sức mạnh cho nước ta trên
trường thế giới.
 Tham gia sân chơi, khi Việt Nam là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới
(WTO) và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; nền
kinh tế nước nhà cần vững mạnh, hệ thống pháp luật liên quan phải thông thoáng
nhưng chặt chẽ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm, thu hút đầu tư. Hơn hết
các cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoạt động thương mại cần thiết phải bản lĩnh, thông
minh và không chỉ dừng lại ở biết luật mà còn hiểu đúng, hiểu sâu và nắm bắt kịp thời,
chính xác các qui định pháp luật hiện hành để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho chính
bản thân.
 Công cụ để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thương mại là hợp
đồng. Do đó, hợp đồng phải tuân thủ theo qui định của pháp luật để có hiệu lực ràng
buộc các bên kết ước, gióp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của những chủ thể kinh
doanh chân chính.
 Bất cứ một vấn đề nào, khi nắm được những kiến thức cơ bản cũng mang lại
những lợi ích nhất định. Khi có những tranh chấp, rủi ro bất ngờ có liên quan đến hợp
đồng và hợp đồng thương mại bị tuyên bố vô hiệu sẽ khó tránh khỏi tổn thất. Cho nên,
phải hiểu sâu, hiểu rõ các qui định của pháp luật hiện hành về các trường hợp vô hiệu
của hợp đồng thương mại để tiến hành kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, tui xin có
một vài dòng phân tích để các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại được rõ
ràng hơn trong lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán.
 Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu nhưng với
những kiến thức và khả năng nhìn nhận vấn đề có giới hạn nên bài viết sẽ còn nhiều
hạn chế và thiếu sót.Vì vậy, mong thầy cô góp thêm ý kiến để vấn đề được cụ thể và
khái quát hơn. Xin chân thành cảm ơn.





SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc






GVHD: Nguyễn Mai Hân



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại
1.1.1 Khái niệm
• Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương m ại
Trong một nền kinh tế thị trường vai trò của hợp đồng vô cùng quan trọng, đó là
một công cụ pháp lý hết sức quan trọng, đó là công cụ pháp lý thông dụng nhất
trong việc kinh doanh buôn bán.
Trong pháp chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, danh từ “hợp đồng” được
xuất hiện lần đầu tiên trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế công bố ngày 28/09/1989 và
pháp lệnh về hợp đồng dân sự công bố ngày 07/05/1991. Theo hai văn bản này, hợp
đồng kinh tế bao gồm các hợp đồng được kí kết nhằm mục đích kinh doanh giữa
pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với tư nhân có đăng kí kinh doanh theo
pháp luật. Các tranh chấp phát sinh trong việc thi hành hợp đồng kinh tế thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa kinh tế, các hợp đồng khác không phải là hợp đồng kinh
tế đều là hợp đồng dân sự. Như vậy, một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế hay
dân sự tùy theo chủ thể và mục đích theo đuổi: hợp đồng mua bán là hợp đồng kinh
tế nếu được kí kết giữa các công ty với nhau, giữa công ty và tư nhân có đăng kí
kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh; hợp đồng là dân sự nếu được kí kết giữa
các cá nhân với nhau.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, luật pháp không phân biệt giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng kinh tế ( còn gọi là hợp đồng thương mại), các qui định về hợp
đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng thương mại ( Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Ý, Pháp).
Tuy nhiên , tại Pháp một số hợp đồng do mục đích của nó được xem là hành vi
thương mại bị chi phối bởi các qui tắc của Bộ luật thương mại.
Tại Việt Nam hai pháp lệnh nói trên nay đã bị bãi bỏ và Bộ luật dân sự 2005 chỉ
còn dự liệu một lọai hợp đồng là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên luật thương mại công
bố ngày 27/06/2005 quy định một số giao dịch được xem là hoạt động thương mại,
Điều 3 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Các hợp đồng thực hiện các hoạt
động thương mại này do Luật thương mại chi phối; do đó chúng ta có thể tạm gọi
các hợp đồng này là các hợp đồng thương mại. Nhưng lợi ích của sự phân biệt giữa
hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chẳng còn là bao khi mà ngày nay Bộ luật
Tố tụng dân sự Việt Nam 2005 đã qui tụ mọi tranh tụng về một mối: Tòa án dân sự
xét xử mọi tranh chấp về dân sự, thương mại, lao động…Mặc dù vậy các hợp đồng
thực hiện hoạt động thương mại được dự liệu trong Luật thương mại cũng có những
đặc tính riêng của nó, ngoài các qui tắc chung cho mọi hợp đồng được dự liệu trong
luật dân sự.
Nói chung các hợp đồng không được phân chia thành hai loại: hợp đồng dân sự
và hợp đồng thương mại. Ví dụ: hợp đồng mua bán một chiếc xe ôtô giữa người bán


MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại. 1
1.1.1 Khái niệm. 2
1.1.2 Hình thành hợp đồng. 3
1.1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại. 5
1.1.3.1 Năng lực chủ thể. 5
1.1.3.2 Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng. 7
1.1.3.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng. 8
1.1.3.4 Hình thức của hợp đồng. 11
1.2 Sơlược hợp đồng vô hiệu và phân loại hợp đồng vô hiệu. 13
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát những qui định của pháp luật về các
trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại. 15
Định nghĩa.
2.2 Các trường hợp vô hiệucụ thể của hợp đồng thương mại. 16
2.2.1 Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm
điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội. 16
2.2.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo. 17
2.2.3 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức. 19
2.2.4 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện. 21
2.2.5 Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. 22
2.2.5.1 Hợp đồng lừa dối. 22
2.2.5.2 Hợp đồng vô hiệu do đe dọa. 25
2.2.6 Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn. 27
2.2.7 Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng
không đúng thẩm quyền. 31
2.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vôhiệu. 34
CHƯƠNG 3:THỰC TIỄN TÀI PHÁN CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhìn chung về thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu . 38
3.2 Mộtsốkiếnnghị. 45
LỜIKẾT. 47
TÀI LIỆUTHAM KHẢO. 48

ZO88yV1m8GJWfbf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status