Sự phát triễn của các hệ thống pháp luật trên thế giới - pdf 16

Download miễn phí Sự phát triễn của các hệ thống pháp luật trên thế giới



Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay ở anh xuất hiện luật thành văn. Sau chiến tranh
thế giới lần thứ nhất luật hành chính phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của
hàng loạt văn bản, trong thời kỳ này cũng đã diễn ra nhiều cải cách trong một số
lĩnh vực mang tính truyền thống như gia đình, hợp đồng, dân sự, thương mại, hình
sự Năm 1972 Anh ra nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) cũng đã tác động
mạnh mẽ đến việc hình thành luật thành văn ở Anh



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sự phát triễn của các hệ thống pháp
luật trên thế giới
1. Pháp luật ở một số nước Civil Law: điển hình là hệ thống pháp luật của
Pháp và Đức.
a. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Pháp:
Trước cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Pháp không có hệ thống pháp luật thống
nhất, chủ yếu sử dụng luật giáo hội và các tập quán địa phương (có khoảng 60 tập
quán cấp tỉnh và 300 tập quán cấp huyện); có một học giả người Pháp tên là
Veltare đã nhận xét nếu một người đi khắp đất nước Pháp thì cũng phải chịu sự
thay đổi pháp luật thường xuyên như thay đổi ngựa.
Đến sau cách mạng tư sản ở Pháp đã diễn ra một cuộc đại pháp điển, xây dựng
hàng loạt Bộ luật, Luật mà trong đó điển hình là Bộ luật Napoleon (1804) đây
chính là tên gọi của Bộ luật dân sự Pháp, do hoàng đế Napoleon khởi xướng và
trực tiếp quá trình soạn thảo, Napoleon sinh năm 1769 đến năm 1800 lên ngôi tổng
tài đệ nhất đã chỉ định một uỷ ban pháp điển gồm 4 luật gia có kinh nghiệm, chỉ
trong 4 tháng uỷ ban này đã đưa ra bản dự thảo đầu tiên của Bộ luật dân sự; tuy
nhiên Bộ luật này phải trải qua 4 năm với 102 cuộc họp mới thông qua, trong 102
cuộc họp đó Napoleon đã tham gia trực tiếp 57 cuộc họp. Đây là Bộ luật dễ hiểu,
đến cả những người nông dân khi đọc vẫn có thể hiểu được một cách chi tiết…,
đây có thể nói là Bộ luật kinh điển, hình mẫu cho dân luật các nước Civil Law, Bộ
luật khẳng định quan hệ sở hữu tài sản mới được xác lập sau cách mạng tư sản
pháp, nhấn mạnh các quyền về sở hữu, cách sở hữu và thể hiện những tư
tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản pháp như “tự do, bình đẳng, bác ái”, quyền tự
do giao kết hợp đồng, quyền bình đẳng giữa đàn ông với đàn bà trong thừa kế,
trong các qui định đã xoá bỏ các đặc quyền… cho đến nay Bộ luật Napoleon vẫn
còn hiệu lực.
Hệ thống Toà án của Pháp được tổ chức theo Hiến pháp 1958, được phân chia
thành Toà án tư pháp và hệ thống Tài phán công pháp. Trong đó Toà án tư pháp
bao gồm toà dân sự và toà hình sự. Toà dân sự được chia thành toà dân sự thường
và dân sự chuyên ngành, toà dân sự chuyên ngành được chia thành toà lao động và
toà thương mại. Đối với toà hình sự cũng được chia thành toà hình sự thường và
toà hình sự đặc biệt. Ngoài ra còn có toà án tư pháp tối cao (toà phá án) toà này
không trực tiếp xét xử mà chỉ xem xét lại tình hợp pháp quyết định của toà án cấp
dưới, bản án của toà này được cấp dưới nghiên cứu và thực hiện.
Đối với hệ thống tài phán công được chia thành toà hiến pháp, tài chính công và
toà án hành chính. Toà Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến
pháp, có nghĩa vụ kiểm sát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp,
hành pháp và kiểm soát tình hợp hiến của các cam kết quốc tế mà pháp luật chịu
sự ràng buộc.
Toà án hành chính, ở đây theo quan điểm của Civil Law thì nhà nước có tư cách
pháp nhân công pháp, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó,
nhà nước có trách nhiệm đối với hoạt động của mình thông qua các cơ quan có
thẩm quyền và các công chức nhà nước. Đối với toà tài chính công là cơ quan
chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ những năm 1807 có chức năng giúp nghị
viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính.
Ở Pháp còn có toà án xung đột chuyên giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền
xét xử, tuy nhiên Pháp không có viện công tố, các công tố viên nằm trong tổ chức
của toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án.
Việc đào đào luật và nghề luật ở Pháp cũng có những đặc trưng cụ thể, bằng đại
học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau 4 năm học luật muốn trở
thành thẩm phán hay công tố viên thì phải học qua trường đào tạo thẩm phán ở
Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực tập, học viên tốt nghiệp được bổ
nhiệm làm thẩm phán hay công tố viên; những người muốn trở thành thẩm phán
tại toà án hành chính thì phải học tại học viện hành chính quốc gia, riêng có một
điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại lại được cử ra từ các thương nhân có
uy tín và kinh nghiệm.
Để trở thành luật sư học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào
tạo luật sư và phải là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm.
Nghề luật sư ở Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại
diện cho các bên trước toà.
b. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Đức:
Nước Đức như chúng ta đã biết chỉ có sự thống nhất trong thời gian ngắn ngủi
(1867-1945) và từ 1990 đến nay, trước năm 1867 Đức có nhiều loại Luật bằng
nhiều thứ tiếng khác nhau; Hệ thống pháp luât Đức là hệ thống pháp luật liên
bang, mỗi bang có một nghị viện riêng, có thẩm quyền lập pháp. Bộ luật dân sự
Đức là bộ luật điển hình hay còn gọi là bộ luật của các giáo sư, vì nó được các
giáo sư trong các trường đại học ở Đức soạn thảo, khác với Pháp là do các luật gia
có kinh nghiệm soạn thảo, tuy nó có cấu trúc hợp lý, rõ ràng nhưng lời văn không
dễ hiểu, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, Bộ luật dân sự Đức có 2400 đoạn,
5 quyển (phần chung, nghĩa vụ, các quyền tài sản và quyền sở hữu, luật gia đình,
luật thừa kế), nội dung có tham vọng điều chỉnh nhiều vấn đề, riêng bộ luật dân sự
Pháp thì lại cố gắng điều chỉnh tất cả mối quan hệ trong xã hội kể cả lĩnh vực
thương mại, đối với Đức thì có Bộ luật thương mại riêng.
Hệ thống Toà án của Đức hơi phức tạp, có toà Hiến pháp, toà án bang (16 bang)
và toà án liên bang (6 toà án) và toà khu vực, những vụ việc dân sự thì được xét xử
ở cấp khu vực, phúc thẩm ở cấp bang và chung thẩm ở cấp liên bang; đối với
những vụ việc nghiêm trọng thì xét xử cấp bang và phúc thẩm, chung thẩm cấp
liên bang.
Toà án Hiến pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tranh chấp giữa
liên bang và bang hay các bang với nhau. Đối với toà liên bang bao gồm các toà
như: toà thuế, các vấn đề xã hội, các vấn đề lao động, các vấn đề hành chính và
các vấn đề chung. Toà án bang được tổ chức như các toà án của liên bang; Toà
khu vực xét xử các lĩnh vực xã hội, lao động, hành chính dân sự, hình sự, thương
mại được tách ra từ toà xét xử các vấn đề chung của toà bang.
Việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng riêng, nhìn chung ở
Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp, bậc đại học kéo dài 4 năm
và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có chứng chỉ phải có tiếp 3 năm
thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp
xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực tập tại toà án, nửa năm thực tập
tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc thi quốc gia lần 2.
Người tốt nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần 2 mới có bằng chính thức, người muốn
trở thành luật sư không phải học để l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status