Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may



MỤC LỤC
 
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iv
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 3
I. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3
1. Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 3
1.1. Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 3
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5
2. Những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 6
2.1. Những điểm mạnh 6
2.2. Những hạn chế 10
II. Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may 12
1. Các tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong phạm vi của WTO 12
1.1. Đặc điểm về hàng dệt may và thương mại hàng dệt may 12
1.2. WTO và thương mại hàng dệt may 13
1.3. Đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ WTO 14
2. Các quy định trong Hiệp định ATC về giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may 15
2.1. Hiệp định ATC 15
2.2. Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định ATC 16
3. Vì sao phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may? 17
3.1. Vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO 17
3.2. Vì tranh chấp về hàng dệt may đã nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO 17
3.3. Vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO góp phần tích cực trong việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên tự do hoá thương mại và sự bình đẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo 17
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19
I. Kinh nghiệm của Trung Quốc 19
1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc 19
2. Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc 20
2.1. Tóm tắt vụ kiện 20
2.2. Tiến trình vụ kiện 20
3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22
II. Kinh nghiệm của Pakistan 23
1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Pakistan 24
2. Vụ kiện: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Pakistan 25
2.1. Tóm tắt vụ kiện 25
2.2. Diễn biến 25
2.3. Giai đoạn xem xét tại Cơ quan giám sát dệt may 25
2.4. Giai đoạn đưa vụ kiện lên giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 26
3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28
III. Kinh nghiệm của Ấn Độ 30
1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ 31
2. Vụ kiện: “Cộng đồng Châu Âu - Thuế chống bán phá giá với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ” và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Ấn Độ 32
2.1. Tóm tắt vụ kiện 32
2.2. Diễn biến 32
2.3. Tiến trình vụ kiện khi đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 33
2.4. Hậu phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm. 34
3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 37
I. Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp về thương mại hàng dệt may liên quan đến Việt Nam sau khi gia nhập WTO 37
1. Cơ sở để dự báo 37
1.1. Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam 37
1.2. Vị trí thương mại hàng dệt may Việt Nam trên thế giới 37
1.3. Thách thức đối với dệt may Việt Nam hậu WTO 38
2. Khả năng phát sinh tranh chấp về hàng dệt may 40
II. Một số kiến nghị cụ thể 40
1. Đối với Nhà nước 40
1.1. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng 40
1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng 42
2. Đối với Hiệp hội ngành Dệt may 43
2.1. Hiệp hội dệt may cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ 43
2.2. Hiệp hội dệt may cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may 45
2.3. Hiệp hội dệt may cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương 46
3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 46
3.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng 46
3.2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với các tranh chấp có thể xảy ra 47
4. Các giải pháp khác 48
4.1. Tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba 48
4.2. Thúc đẩy công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) 49
KẾT LUẬN 50
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ỆT MAY VÀ RÚT RA
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
I. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong số các nước cần tham khảo kinh nghiệm, nhóm nghiên cứu lựa chọn Trung Quốc. Lý do lựa chọn Trung Quốc là bởi:
- Trung Quốc vừa là nước láng giềng của Việt Nam, vừa là nước có chế độ chính trị, kinh tế gần tương đồng với Việt Nam.
- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có truyền thống gắn bó lâu đời, có nhiều quan hệ kinh tế, văn hoá, tôn giáo không mấy cách biệt.
- Trung Quốc là nước có ngành dệt may phát triển mạnh và họ cũng đi lên từ một nước nông nghiệp như Việt Nam.
1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc
Ngày nay, trong thương mại hàng dệt may thế giới, nói đến Trung Quốc là nói đến vị trí nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với Con Đường Tơ Lụa, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Đông và Châu Âu từ rất sớm. Sau đó, cuộc cách mạng trong dệt may lan đến Trung Quốc cùng với việc nền kinh tế bắt đầu mở cửa vào đầu thập kỷ 80, dệt may Trung Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng và đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có một lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Bên cạnh đó, nước này còn có lợi thế là người lao động rất có kỷ luật và lành nghề, và Trung Quốc còn có thể tự đảm bảo được nhu cầu về sợi tổng hợp và tự nhiên. Các nhà máy sản xuất dệt may của Trung Quốc còn được hưởng thêm một lợi ích nữa, đó là sự tiếp cận với hệ thống giao thông khá hữu hiệu. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc thường là người giao hàng đầu tiên và là hàng tốt nhất, những yếu tố quan trọng đối với mặt hàng dệt may.
Trở thành thành viên thứ 144 của WTO từ ngày 11/12/2001 là một bước ngoặt lớn đối với dệt may Trung Quốc với lợi ích là không bị cơ chế bởi hạn ngạch. Thương mại xuất khẩu dệt may Trung Quốc phát triển dường như không có gì cản nổi. Tại Nhật, một nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và 47,5% thị trường vải sợi năm 2002. Cũng trong năm này, nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, vào Liên hiệp châu Âu tăng 53% về trị giá và 164% về số lượng. Năm 2003, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm 17% thị phần toàn cầu, tiếp tục dẫn đầu thế giới Nguồn: Thời đại mới – Tạp chí Nghiên cứu và Thảo Luận, số 2- tháng 07/2004
. Hiện tại, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc. Sản lượng hàng dệt may của nước này hiện chiếm 1/3 tổng khối lượng hàng dệt may toàn cầu. Năm 2006, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt 144 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2005. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc trị giá 95,2 tỷ USD tăng 28,9%, và các sản phẩm hàng dệt trị giá là 48,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước đó. Ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu... thành phố Thiệu Hưng đã trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc và thế giới vào năm 2006, khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của thành phố đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm khoảng 7% khối lượng hàng dệt may của Trung Quốc Nguồn: Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 06/06/2007
.
Dệt may Trung Quốc được dự báo sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và trở thành một mối đe doạ lớn đối với ngành dệt may của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, từ khi gia nhập WTO đến nay, Trung Quốc đã tham gia vào hai vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may và đều với tư cách là bên thứ ba
. Tuy chỉ tham gia với tư cách bên thứ ba, nhưng Trung Quốc vẫn giành được những lợi ích cho riêng mình và đây là một kinh nghiệm quý mà Việt Nam nên học tập. Điều này có thể thấy rõ khi phân tích vụ tranh chấp dưới đây.
2. Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc
2.1. Tóm tắt vụ kiện
Nguyên đơn: Ấn Độ.
Bị đơn: Mỹ.
Bên thứ ba: Trung Quốc; Bangladesh; Các cộng đồng Châu Âu (EC); Pakistan; Philippines.
Nội dung tranh chấp: Quy tắc xuất xứ hàng dệt may. Cụ thể tranh chấp về: Điều 2 của Hiệp định về quy tắc xuất xứ (RO Xem phụ lục số 3
), mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguay và mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ.
Ngày chấp nhận yêu cầu tham vấn: 01/01/2002.
Ngày báo cáo của Ban Hội thẩm được lưu hành: 20/06/2002.
Ngày thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm: 21/07/2002.
2.2. Tiến trình vụ kiện
Ngày 11 tháng 01 năm 2002, Ấn độ yêu cầu tham vấn đối với Mỹ về vấn đề liên quan đến những quy định của Mỹ về hàng dệt may. Đó là những quy định trong “Quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm thêu nhập khẩu vào Mỹ theo mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguay và mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ”.
Ấn độ cho rằng, theo mục 334 kể trên, quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm thêu nhập khẩu vào Mỹ đã bị thay đổi một cách nghiêm trọng. Theo đó, hàng dệt và thêu nhập khẩu vào Mỹ sẽ được tính là có nguồn gốc xuất xứ từ nước cung cấp vải thô chưa qua chế biến và được tính vào hạn ngạch nhập khẩu của nước này, chứ không được tính là có nguồn gốc từ nước gia công. Trong khi đó, loại hàng xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là mặt hàng vải thô chưa qua chế biến, do đó hạn ngạch nhập khẩu vào Mỹ của Ấn Độ bị giảm đi rất nhiều. Điều này đã hạn chế cơ hội xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ vào Mỹ. Ấn Độ cho rằng sự thay đổi này đã vi phạm khoản b, c của Điều 2 Hiệp định RO của WTO (xem phụ lục số 3).
Ngoài ra, Ấn Độ cũng cho rằng mục 405 của Luật Thương mại và Phát triển năm 2000 của Mỹ đã đưa ra những quy định có tính thiên vị tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu EC. Điều này vi phạm Điều 2d Hiệp định RO, theo đó quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu không được có sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên của WTO. Ấn Độ cũng cho rằng Mỹ đã vi phạm Điều 2b Hiệp định RO khi sử dụng mục 405 này cho mục đích phục vụ chính sách thương mại của mình. Điều này gây ra những tác động làm hạn chế, bóp méo và rối loạn thương mại quốc tế, vi phạm Điều 2c của Hiệp định RO.
Cuối cùng, quan điểm của Ấn Độ là hai mục 334 và 405 này đã tạo nên sự bất bình đẳng có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của những sản phẩm dệt từ nước này.
Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, ngày 7 tháng 5 năm 2002, Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Trong buổi họp vào ngày 22 tháng 5 năm 2002, DSB hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Lần thứ 2 Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, DSB đã chấp nhận vào kỳ họp ngày 24 tháng 6 năm 2002. EC, Pakistan và Phillipines tham gia với tư cách là bên thứ ba vì là những nước ít nhiều có liên quan.
Ngày 03/07/2002, Bangladesh tham gia với tư cách bên thứ ba.
Ngày 04/07/2002, Trung Quốc tham gia với tư cách bên thứ ba.
Ngày 10/10/2002, Ban Hội thẩm được nhóm họp. Ngày 09/04/20...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status