Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc tham gia của người bào chữa trong quá trình tố tụng vụ án hình sự - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc tham gia của người bào chữa trong quá trình tố tụng vụ án hình sự



Việc người bào chữa được quyền có mặt trong các hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng. Khi có mặt người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn, những người tiến hành các hoạt động điều tra thận trọng, tuân thủ pháp luật hơn. Người bào chữa theo dõi được quá trình điều tra và tình hình chứng cứ điều đó có ý nghĩa rất lớn cho việc chuẩn bị lời bào chữa và tham gia tranh tụng của họ sau này tại phiên tòa. Người bào chữa có quyền hỏi người bị tạm giữ, bị can khi điều tra viên đồng ý để làm sáng tỏ những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can. Khi tham gia các hoạt động điều tra, xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa, nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, người bào chữa có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lí do. Giấy chứng nhận bào chữa phải được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức để tòa án cấp trên kiểm tra tòa án cấp dưới. Đây là điểm mới của bộ luật TTHS năm 2003, quy định về nghĩa vụ xem xét, cấp giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án; quy định thời hạn cụ thể của việc xem xét cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 
          Theo quy định tại khoản 1 điều 56 Bộ luật TTHS thì người bào chữa có thể là: Luật sư; Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân. Hiện nay, do tình hình dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn nhiều mặt hạn chế nên người bào chữa chủ yếu trong các vụ án hình sự vẫn là Luật sư.
1.1. Luật sư:
Là người hoạt động chuyên nghiệp tham gia trong một đoàn luật sư theo quy định của pháp luật. Điều 2 luật Luật sư năm 2006 cũng đưa định nghĩa: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”. Để trở được công nhận là một luật sư thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện như: là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư.(Điều 10 và điều 11 luật Luật sư năm 2006)
 Luật sư được lựa chọn hình thức để hành nghề theo một trong hai hình thức là hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hay hành nghề với tư cách cá nhân (Điều 23 luật Luật sư năm 2006), đây là quy định mới của luật Luật sư năm 2006 so với quy định của pháp lệnh Luật sư năm 2001, quy định này là sự mở rộng diện các luật sư được tham gia bào chữa trong  các vụ án hình sự, qua đó các luật sư không còn bị giới hạn bởi việc phải tham gia vào tổ chức hành nghề luật sư mới có thể thực hiện vai trò người bào chữa trong vụ án hình sự mà có thể thực hiện vai trò này ngay cả khi hoạt động dưới hình thức cá nhân.
Theo quy định tại điều 32 và luật Luật sư năm 2006 thì hình thức tổ chức hành nghề luật sư là văn phòng Luật sư và công ty luật, công ty luật phải được tổ chức dưới một trong hai hình thức là công ty luật hợp danh hay công ty luật TNHH. Tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật này phải tuân theo các quy định của luật Luật sư năm 2006 và các luật khác có liên quan. Một luật sư chỉ được thành lập hay tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. Quy định này so với pháp lệnh luật sư năm 2001 thì có phạm vi rộng hơn rất nhiều, pháp lệnh luật sư chỉ quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư là văn phòng luật sư và công ty luật hợp danh là hạn chế rất lớn cho việc hành nghề luật của các luật sư.
1.2. Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo:
          Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh, chị em ruột và những người theo quy định của pháp luật đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tinh thần. Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không bào chữa cho bị cáo thì họ cũng có những quyền như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, họ tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt hợp pháp, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thì họ có quyền và nghĩa vụ như đối với người bào chữa. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khó nhưng lại khó ở chỗ: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên không có nhược điểm về thể chất hay tinh thần mà người thân thích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tuy không phải là luật sư, bào chữa viên nhân dân nhưng lại yêu cầu được bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vì họ là người có trình độ pháp lý, đã từng hoạt động trong các  cơ quan pháp luật nay nghỉ hưu. Vậy những người này có được bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay không? Về vấn đề này vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng thực tiễn xét xử đã có trường hợp tòa án đã công nhận và cấp giấy chứng nhận cho họ để họ thực hiện việc bào chữa cho bị cáo. Ví dụ: Ngày 5-4 vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho một trường hợp như trên(1), sau sự công nhận này vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều cả đồng ý và không đồng ý, tuy nhiên tui cho rằng sự công nhận này là hợp lý và cần được nhân rộng hơn trong thực tiễn xét xử, nó giúp cho việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được tốt hơn, bởi lẽ với thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay, đời sống nhân dân còn thấp nên việc mời luật sư bào chữa là chuyện xa vời, nếu chỉ công nhận vai trò bào chữa của luật sư  thì khả năng tài chính của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo  hay người thân của họ khó có thể chi trả cho các dịch vụ pháp lý này, làm cho quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị hạn chế.
          Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã thành niên; không bị tâm thần; có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hay người Việt Nam ở nước ngoài.
1.3. Bào chữa viên nhân dân:
          Là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về bào chữa viên nhân dân và trong thực tế hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống. Theo khoản 3 điều 57 của Bộ luật TTHS năm 2003 thì: " Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình ".Trong thực tế bào chữa viên nhân dân thường là người của các tổ chức đoàn thể đứng ra bào chữa cho thành viên của tổ chức mình như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ.... Điều kiện để trở thành bào chữa viên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status