Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta



Thời gian qua, đặc biệt là từ năm 1994 đến nay, Đảng và Nhà nớc ta chủ trơng đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhằm đạt đợc mục tiêu và yêu cầu nớc ta có một nền hành chính dân chủ, vì nhân dân phục vụ. Triển khai chủ trương này, thời gián qua nhằm hớng tới một nền hành chính dân chủ, vì nhân dân phục vụ, trong cải cách nền hành chính chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau:
- Về phương diện pháp luật tạo ra khung pháp lý cho nền hành chính dân chủ, vì nhân dân phục vụ, Đảng và Nhà nớc đã ban hành các văn bản pháp luật sau:
+ Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/03/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
+ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
+ Nghị định số 71/1998 ngày 8/4/1940 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động ở cơ quan.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tài chính mà yếu kém hay không đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới này thì sẽ rất khó khăn cho quá trình hội nhập quốc tế và khu vực hay nếu hội nhập thì cũng khó tránh khỏi những thua thiệt hay bất lợi.
- Thứ hai, Nếu đưa vấn đề quản lý tài sản công vào Luật Ngân sách Nhà nước - xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi cấp bách của vấn đề, thì điều này đặt ra yêu cầu đòi hỏi của việc xem xét mối quan hệ giữa Luật Ngân sách Nhà nước với các đạo luật khác như về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, rừng các công trình thuỷ lợi, giao thông v.v. nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của sự điều chỉnh pháp luật của hệ thống pháp luật, trong đó có các vấn đề cần được luận giải như các khái niệm tài sản công, công sản; tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân; quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, quản lý tài chính đối với tài nguyên quốc gia, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước v.v.. từ đó có sự hoạch định, ban hành các quy định pháp luật, các quy chế quản lý, phân công, phân nhiệm, phân cấp quản lý thích hợp và đồng bộ. Điều này cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc có được và giải ngân các khoản tài chính và tín dụng quốc tế, vì rằng các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực khi cung cấp các khoản tài chính, tín dụng hỗ trợ cho đầu tư, phát triển ở nước ta đều trông chờ và yêu cầu là các nguồn vốn và tài sản quốc gia phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
- Thứ ba, Trước mắt một số quy định của Luật sẽ được thực hiện bằng các giải pháp mang tính chất quá độ, trong tương lai sẽ phải được đổi mới và hoàn thiện, ví dụ như: về kiểm toán ngân sách nhà nước. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán củâ các cơ quan Nhà nước, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi ngân sách và kiểm toán bắt buộc phải được áp dụng đối với các báo cáo quyết toán ngân sách. Nhưng trên thực tế, trong điều kiện và khả năng hiện có thì việc kiểm toán chưa thể thực hiện được một cách đều khắp và do vậy cũng cần được áp dụng với bước đi thích hợp chẳng hạn tập trung kiểm toán các quyết toán ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, các công trình đầu tư trọng điểm của nhà nước hay các chương trình quốc gia. Về mặt tổ chức kiểm toán nhà nước hiện tại là cơ quan của Chính phủ nhưng về lâu dài sẽ phải là cơ quan độc lập hay trực thuộc Quốc hội.
Xét về vấn đề này, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo chúng tôi, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng có một vị trí quan trọng phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính, góp phần đảm bảo sự lành mạnh trong nền tài chính quốc gia. Hoạt động của kiểm toán nhà nước (KTNN) góp phần đảm bảo phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, công quỹ và tài sản nhà nước một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước (NSNN), công quỹ và tài sản nhà nước.
ở nhiều nước trên thế giới kiểm toán đã hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Lịch sử hình thành và phát triển loại hình cơ quan kiểm toán nhà nước ở nhiều nước đã cho thấy: Đây cũng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho việc kiểm soát các hoạt động tài chính của nhà nước.
ở nước ta, ngay từ đầu những năm 90, xuất phát từ nhu cầu cần thiết của việc sớm ban hành các qui định pháp luật về hoạt động kiểm toán, các văn bản pháp luật trên lĩnh vực này lần lượt được ban hành. Kiểm toán nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan Kiểm toán nhà nước, Quyết định số 61/TTG ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban bành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước và một số văn bản pháp luật khác. Các qui định pháp luật này đã có những tác động tích cực, góp phần tạo lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế - tài chính, phát hiện những vấn đề bất hợp lý trong bản thân chế độ, chính sách và kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý kinh tế- tài chính.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng các quy định này còn có nhiều điểm hạn chế, bất cập lại nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu tính đồng bộ và chưa thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sở thực tiễn thi hành các quy định pháp luật hiện hành, có xét đến những yêu cầu, điều kiện và mức độ phát triển kinh tế xã hội cũng như đòi hỏi của việc hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, chúng tui thấy rằng việc tạo lập sự đồng bộ của hệ thống pháp luật nói chung và trên lĩnh vực về kiểm toán nói riêng bằng việc ban hành Luật Kiểm toán nhà nước là một bước đi cần thiêt cho quá trình cải cách tài chính công.
Xuất phát từ bản chất, chức năng của tổ chức kiểm toán là tổ chức có đội ngũ cán bộ có “tay nghề”, trình độ chuyên môn cao, có uy tín và chuyên tiến hành làm các công việc kiểm tra, đánh giá và cho ý kiến xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp , hợp lệ của các thông tin, số liệu thể hiện trên sổ sách, chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính, cũng như tính kinh tế, tính tuân thủ pháp luật trong các hoạt động kinh tế, quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của đơn vị được kiểm toán, thì Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn thuộc Quốc hội để thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội. Mặc dù vậy, điều cần nhấn mạnh là Kiểm toán nhà nước không thuộc loại cơ quan có và thực thi chức năng quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước (Kiểm toán nhà nước không có chức năng thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, ra các quyết định quản lý, xử lý vi phạm pháp luật như các cơ quan quản lý nhà nước).
Chính vì lẽ đó Luật Kiểm toán nhà nước đã xác định rõ Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn thuộc Quốc hội. Cơ quan này cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động tiến hành cung cấp các dịch vụ kiểm toán về các hoạt động kinh tế của nền kinh tế thị trường, khi có yêu cầu hay đơn đặt hàng. báo cáo kiểm toán của KTNN sẽ được sử dụng làm căn cứ cho việc quyết toán hay phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, có nghĩa là tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp , hợp lệ của các thông tin, số liệu thể hiện trên sổ sách, chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính , cũng như tính kinh tế, tính tuân thủ pháp luật trong các hoạt động kinh tế, quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của đơn vị đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán này sẽ không thể bị nghi ngờ hay bãi bỏ hay không sử dụng, chừng nào không có những b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status