Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2010 - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2010



 
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHNNVN. 3
1. Mục đích ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 3
2. Tóm tắt quá trình phát triển: 3
a. Thời kỳ 1951 - 1954 5
b. Thời kỳ 1955 - 1975 5
c. Thời kỳ 1975 - 1985 5
d. Thời kỳ 1986 đến nay 5
3. Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam 7
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHNNVN. 9
1) Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 9
2) Tư cách pháp nhân: 12
3) Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13
4) Nhiệm vụ và quyền hạn 14
5) Nhận xét chung: 17
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN 19
1. Hoạt động của NHNN 19
a. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 19
b. Phát hành tiền 20
c. Hoạt động tín dụng 20
2. Đối với việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ 21
3. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối 22
4. Hoạt động thông tin báo cáo 23
5. Các hoạt động khác 24
a) Tài chính, hạch toán, kế toán và báo cáo của ngân hàng nhà nước 24
b) Thanh tra ngân hàng, tổng kiểm tra của ngân hàng nhà nước 25
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 27
1. Thực trạng hoạt động của NHNN 27
2. Tính độc lập của NHTW 28
3. Các tiêu chí hoàn thiện NHNN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 Văn bản pháp luật 33
 Giáo trình-Bài báo khoa học 34
 Đường link trang web 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”
Nhìn chung các qui định của luật NHNNVN 2003 và luật NHNNVN 2010 đều đã xác định rõ các chức năng của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Qua đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung ương. Cụ thể là:
Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội của nhà nước: Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ khác cùng với NHNN trình CP dự án kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước.
Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ.
Xây dựng các dự án luật, pháp luật và các dự án khá về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng trừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận, chia, tách, hợp nhất của các tổ chức tín dụng.
Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng nhà nước về thanh toán quốc tế, hoạt động đối ngoại…
Chức năng ngân hàng trung ương:
Phát hành tiền và cung cấp vốn cho nền kinh tế, cho các tổ chức tín dụng
Hỗ trợ thông tin về hoạt động ngân hàng để đảm bảo an toàn cho hệ thống.NHNN thường xuyên có những thông tin về hoạt động để phát hiện kịp thời và đưa ra những chính sách phù hợp
Thực hiện điều chuyển tiền trong tài khoản của các tổ chức tín dụng để điều hòa lưu thông tiền tệ
Tuy nhiên các chức năng nhiệm vụ của ngân hàng NN hiện nay được qui định theo hướng quá coi trọng chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng trong khi đó chức năng ngân hàng trung ương không được quan tâm thỏa đáng. Ví dụ như: tại khoản 2 điều 10 Luật NHNN 2003 quy định: “Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của ngân hàng nhà nước do chính phủ quy định.” Tại khoản 1 điều 11 Luật NHNN 2003 quy định: “Thống đốc ngân hàng Nhà nước là thành viên chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành ngân hàng nhà nước.”
Trên thế giới, pháp luật về ngân hàng trung ương của các nước rất ít khi đề cập đến chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng của cơ quan phát hành tiền quốc gia mà chủ yếu đề cập đến hoạt động này dưới danh nghĩa là chức năng giám sát về kiểm soát an toàn của hệ thống ngân hàng.Vì vậy chúng em cho rằng chức năng NHTW cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa trên cơ sở phân tích nêu trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thứ nhất theo điểm c khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và khoản 1 điều 4 luật NHNN 2010 thì NHNN có nhiệm vụ đầu tiên là Điều hành chính sách tiền tệ được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
Ổn định giá trị đồng tiền:
Được biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng và các công cụ, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
Bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
Hoạt động của các tổ chức tín dụng có những tác động lớn đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là các trung gian tài chính, tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn rất lớn trong xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ tổ chức tín dụng, gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân và đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như của cả nền kinh tế. Do vậy, Luật NHNN 2003 và đặc biệt là luật NHNN 2010 đã có nhiều quy định để nâng cao nhiệm vụ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
Như vậy so với các qui định trong luật NHNN 2003 thì luật NHNN 2010 đã xác định rõ được thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống tổ chức tín dụng.
Bảo đảm sự an toàn của hệ thống thanh toán
Thứ hai, theo điểm a khoản 1 điều 5 luật NHNN 2003 và theo khoản 2 điều 4 Luật NHNN 2010 đều qui định NHNN có nhiệm vụ tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng
Thứ ba theo điểm c khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 4 điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ ban hành hay trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật
Thứ tư theo khoản 5 điều 4 luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ xây dưng chỉ tiêu lạm phát hằng năm trình Chính phủ và để Chính phủ trình quốc hội. Như vậy, Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Đây là qui định khá cụ thể so với điểm b khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 qui định NHNN có nhiệm vụ “Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam”
Thứ năm theo điểm a khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 7, 8 điều 4 Luật NHNN 2010 thì NHNN sẽ tổ chức và điều hành phát triển tiền tệ, thực hiện công tác thống kê , dự báo, in đúc bảo quản vận chuyển tiền; phát hành , thu hồi, thay thế tiêu hủy tiền
Thứ sáu theo khoản 9 điều 4 Luật NHNN 2010 đã qui định cụ thể hơn về việc Cấp sửa đổi bổ sung giấy phép hoạt động của các tổ chức tín dụng so với Luật NHNN 2003 ( theo điểm d khoản 1 điều 5).Cụ thể là :
“Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng thay mặt của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”
Thứ bảy theo khoản 10 điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN thực hiện thay mặt chủ sở hữu nhà nước trong các tổ chức tín dụng. Đây là qui định mới so với luật NHNN 2003
Thứ tám điểm đ kho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status