ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004 - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU (ASEM)
1.1. Hoàn cảnh ra đời
1.1.1. Bối cảnh thế giới đầu những năm 90
1.1.2. Chiến lược châu Á mới của châu Âu
1.1.3. Sáng kiến của Thủ tướng Xin-ga-po, Gô Chôc Tông
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
1.2.1. Mục tiêu
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động
1.3. Cơ chế hoạt động
1.4. Các lĩnh vực hợp tác chính của ASEM
1.4.1. Đối thoại chính trị
1.4.2. Hợp tác kinh tế- tài chính
1.4.3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
1.5. Các kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEM
1.6. Ý nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
CHƯƠNG 2: HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á- ÂU LẦN THỨ NĂM (ASEM 5) HÀ NỘI NĂM 2004
2.1. Những nỗ lực của Việt Nam
2.1.1. Kiến nghị đăng cai tổ chức ASEM tại Hà Nội - Việt Nam năm 2004
2.1.2. Công tác chuẩn bị của Việt Nam
2.1.3. Các hoạt động văn hoá - tuyên truyền hướng tới ASEM5
2.3. Các hoạt động hội thảo bên lề hướng tới ASEM 5
2.3.1. Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Á - Âu lần thứ 7
2.3.2. Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu lần thứ 3 (ASEP 3)
2.3.3. Diễn đàn đối thoại Thanh niên Á - Âu lần thứ 3
2.3.4. Các Cuộc họp các quan chức cấp cao (ASEM SOM) chuẩn bị cho ASEM 5
2.3.5. Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 9 (AEBF 9)
2.4. Lễ kết nạp 13 thành viên mới vào ASEM
2.5. Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thư năm (ASEM 5)
2.5.1. Những thách thức đặt ra cho ASEM 5
2.5.2. Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm( ASEM 5) tại Hà Nội, Việt Nam năm 2004
2.5.3. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5)
2.6. Bế mạc ASEM 5
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ ASEM VÀ THÀNH CÔNG CỦA ASEM 5
3.1. Thành tựu và hạn chế trong tiến trình hoạt động của ASEM
3.2. Những nguyên nhân hạn chế thành tựu trong ASEM
3.3. Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5) tại Hà Nội, 2004
3.3.1. Kết quả của Hội nghị
3.3.2. Nội dung ba bản Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 Hà Nội, 2004
3.4. Ý nghĩa của ASEM 5
3.4.1. Ý nghĩa đối với Tiến trình ASEM nói chung
3.4.2. Ý nghĩa của ASEM 5 đối với Việt Nam
3.5. Việt Nam trong ASEM
3.5.1. Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi tham gia ASEM
3.5.2. Đóng góp của Việt Nam đối với ASEM
3.5.3. Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước ASEM
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không phải là đối tác chiến lược của EU, họ giành ưu tiên cho đối tác chiến lược của mình là Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất ngoài EU của châu Âu. Hơn nữa, trong các đối tác châu Á, châu Âu chỉ tập trung vào một số trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, và thực tế các mối quan hệ này đem lại lợi ích cả về chính trị lẫn kinh tế cho EU. Một số con số thống kê cho thấy kết quả hợp tác giữa các quốc gia, châu lục như sau: buôn bán nội bộ EU chiếm 60% tổng buôn bán của EU, với Mỹ chiếm 8,6%, với Nhật Bản chiếm 2,4%, với Trung Quốc là 3%, trong khi đó với ASEAN chỉ có 2% (trong giai đoạn 1999 - 2003) [16;11].
Ngoài ra, việc hoạt động kém hiệu quả của ASEM cũng là nguyên nhân gây ra sự thiếu nhiệt tình của cả hai châu lục này đối với nó.
Chính vì thế, “Hiện nay ASEM là vấn đề ít được ưu tiên đối với hầu hết các nước. Không ai muốn đầu tư quá nhiều vào nó. Nhiều người “giữ thái độ chờ xem”. Không có một tầm nhìn lớn hay một bản thiết kế, không có ý nghĩa chính trị để thúc đẩy ASEM theo bất cứ hướng đặc biệt nào”
Do vậy thách thức của ASEM5 là việc làm thế nào để có những biện pháp cụ thế, thực tế để khắc phục tình trạng trên, khơi lại nhiệt tình của các nước thành viên với ASEM.
Thách thức thứ hai liên quan đến việc EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, cũng như việc ASEM 5 là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên được mở rộng số thành viên tham gia từ 26 quốc gia lên 39 nước thành viên. Việc mở rộng thành viên này sẽ có những khó khăn và thuận lợi nhất định cho tiến trình ASEM mà thực tế là không thể bỏ qua.
Đặc biệt, vấn đề Mi-an-ma cũng là một khó khăn cho ASEM 5. Trong khi các đối tác châu Á không đặt ra bất kỳ điều kiện gì liên quan tới sự gia nhập của 10 thành viên mới của EU, thì các đối tác châu Âu lại gây khó khăn cho sự tham gia của Mi-an-ma. EU đòi Mi-an-ma phải thả thủ lĩnh phe Dân chủ là bà Ang-san-su-ky và khôi phục các quyền tự do dân chủ ở Mi-an-ma, nếu không EU sẽ ngừng cấp thị thực cho các quan chức Mi-an-ma và tiến hành ngừng các khoản vay quốc tế của nước này. Tháng 6/2004, EU thông tin không tham gia các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Tài chính nếu Mi-an-ma tham gia hội nghị này. Thậm chí một số nhà lãnh đạo châu Âu còn nói tới khả năng hoãn họp ASEM 5.
Lập trường nêu trên của EU không chỉ đặt ra thách thức cho ASEM nói chung mà cho cả Việt Nam - nước chủ nhà của ASEM 5.
Như vậy, cơ hội cũng nhiều mà thách thức cũng không ít, khó khăn đan xen với thuận lợi khiến cho Việt Nam bị đặt trước một câu hỏi lớn là làm thế nào để Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 thành công tốt đẹp? Bằng những kinh nghiệm tổ chức những hội nghị quốc tế trước đó, cuối cùng, chúng ta đã dàn xếp các quan điểm khác nhau, Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 vẫn được tiến hành đúng như dự định.
2.5.2. Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm ASEM 5 tại Hà Nội.
Sáng ngày 8/10/2004, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) khai mạc trọng thể. tham gia buổi khai mạc có gần 1000 đại biểu của 39 thành viên ASEM, phu nhân, phu quân các vị trưởng đoàn, Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. (Danh sách các đại biểu (xem phụ lục 6)).
Mở đầu là không khí sôi động, rực rỡ sắc màu nhưng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam với màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc chào mừng hội nghị do các nghệ sĩ vi-ô-lông Việt Nam biểu diễn.
Sau chương trình văn nghệ, chủ tịch nước Trần Đức Lương đọc Diễn văn khai mạc hội nghị, nhiệt liệt chào mừng các vị nguyên thủ quốc gia, các vị trưởng đoàn và đại biểu các thành viên ASEM đến thủ đô Hà Nội để tham gia ASEM 5, bày tỏ vinh dự là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEM lần này, Thank sự tín nhiệm và đánh giá cao của các nước thành viên ASEM đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định liên kết Á - Âu là một tất yếu khách quan, tiến trình ASEM đã và đang tạo khuôn khổ phù hợp với việc xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI. Sau khi điểm lại những kết quả to lớn mà tiến trình ASEM đạt được trong gần một thập kỷ qua, Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhấn mạnh, chủ đề bao trùm xuyên suốt ASEM 5 là “Tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn”. Vì vậy Hội nghị Cấp cao lần này có nhiệm vụ quan trọng là đề ra biện pháp và phương hướng thích hợp để đạt được mục tiêu và chú trọng các chủ đề đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế hợp tác văn hoá và hợp tác trong các lĩnh vực khác, tương lai của ASEM. Chủ tịch nước cũng khẳng định việc mở rộng thành viên lần đầu tiên này là bước phát triển quan trọng của tiến trình ASEM, gia tăng sự năng động và mở rộng tiềm năng quan hệ đối tác Á - Âu, nâng cao vai trò và vị thế của ASEM trên thế giới.
Sau bài diễn văn khai mạc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, có bài phát biểu của các Trưởng đoàn: Thủ tướng Đại công quốc Luc-xăm-bua, Thủ tướng Nhật Bản Cô-i-dư-mi, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Rô-ma-no Pro- đi, Quyền Thủ tướng Đan Mạch P.Mô-lơ. Các vị lãnh đạo đều bày tỏ tầm quan trọng của việc tổ chức ASEM 5 đối với sự phát triển của hai châu lục nói riêng và đóng góp vào sự bình ổn của tình hình thế giới nói chung. Đặc biệt là việc kết nạp 10 thành viên mới rất được các vị hoan nghênh, coi đây là một dấu mốc quan trọng của tiến trình ASEM.
Sau cùng, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải và các vị trưởng đoàn thành viên ASEM chụp ảnh chung kết thúc lễ Khai mạc Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5). Các vị lãnh đạo đều đạt được sự thống nhất trong ý nghĩ và hành động về xây dựng ASEM mới. Không khí diễn ra trang nghiêm nhưng cởi mở tạo cảm giác thoải mái và gây ấn tượng tốt cho các vị đại biểu tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5).
2.5.3. Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5
Trong chương trình làm việc của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 bao gồm 3 phiên họp kín với các chủ đề thảo luận về chính trị, kinh tế, văn hoá và các lĩnh vực khác.
Ngay sau lễ khai mạc, tại trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chủ trì phiên họp kín đầu tiên của ASEM với chủ đề “Tình hình quốc tế và những thách thức toàn cầu mới”. Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh rằng cuộc thảo luận này sẽ giúp các thành viên tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, sẽ cùng có tiếng nói chung trong các vấn đề quan trọng của ASEM cũng như của thế giới, cùng đề ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao sự hợp tác trong khuôn khổ ASEM và góp phần vào việc củng cố hoà bình và an ninh thế giới, phát huy vai trò của các thể chế đa phương khác.
Các vị lãnh đạo đã cũng thảo luận về những vấn đề quan trọng và nổi cộm hiện nay trên thế giới như hoà bình và an ninh quốc gia, chủ nghĩa đa phương, vai trò của Liên hợp quốc, khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hạt nhân, thách thức an ninh phu truyền thống (tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, buôn bán phụ nữ, tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status