Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga



 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga từ 1991 đến nay
1. Nhân tố Quốc tế
2. Chính sách đổi mới của Việt Nam là động lực thúc đẩy tích cực trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
3. Sự điều chỉnh của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga sau chiến tranh lạnh
II. Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
2. Quan hệ kinh tế - thương mại
3. Quan hệ văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, quân sự
III. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c song phương và đa phương với các nước, các tổ chức Quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau bình đẳng cùng có lợi thông qua đàm phán, giải quyết những vấn đề tranh chấp, đảm bảo hoà bình an ninh khu vực. Việt Nam nhấn mạnh tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, coi trọng quan hệ với các nước đang phát triển và các trung tâm kinh tế thế giới, nêu cao tinh thần đoàn kết anh em đang phát triển ở Châu á, Phi, Mỹ La Tinh và phong trào không liên kết... Nhờ có chủ hướng đúng đắn Việt Nam đã có những thành công nhất định. Việt Nam có quan hệ chính thức với 165 nước trên toàn thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam có quan hệ với 188 Đảng trên thế giới. Chúng ta đã quan hệ buôn bán với 120 nước trên thế giới trong đó 61 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn tính đến hết năm 1999 khoảng trên 33 tỷ USD trong hơn 2200 dự án.
* Những phương hướng chủ yếu trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
Nhìn chung tình hình thế giới hết sức có lợi cho quan hệ Việt Nam-. Liên Bang Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam vẫn coi trọng Nga là nhân tố, là bạn hàng truyền thống. Hơn nữa quan hệ Việt - Nga có chiều hướng đi lên nên Đảng và Nhà nước ta xác định một số định hướng chủ yếu trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Nga hiện nay là:
- Tăng cường hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Trên cơ sở của chính sách đối ngoại mở rộng góp phần bảo vệ hoà bình an ninh ổn định khu vực Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương và thế giới.
- Liên Bang Nga là thị trường rộng lớn và quen thuộc với hàng hoá của Việt Nam nên ta cần khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh trong việc buôn bán hai chiều và phát triển kinh tế.
- Trong quá trình hợp tác ta cần lựa chọn những nội dung kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nào có hiệu quả để hợp tác .
- Trên cơ sở kinh tế đầu tư của Nga tại Việt Nam thì Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để Liên Bang Nga buôn bán với Việt Nam.
- Việt Nam cần triển khai kế hoạch để trả nợ trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi:
- Ngoài ra Việt Nam cần nâng cao vai trò ảnh hưởng về hoạt động tổ chức có nhiệm vụ thực hiện đoàn kết tham gia hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga
Sau chiến tranh lạnh mặc dầu là “quốc gia kế thừa Liên Xô” nhưng Liên Bang Nga không phải là Liên Xô. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là lấy việc bảo đảm lợi ích quốc gia làm mục tiêu bao trùm, là chìa khoá để hoạch định chính sách đối ngoại. Được thừa kế chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây Nga đã đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại sau:
Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vừa tập trung các nguồn lực trong nước vừa giải quyết các vấn đề Quốc tế kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đang đặt ra với Nga sau chiến tranh lạnh.
Thứ hai : cải thiện mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trước hết là Mỹ và các nước Phương Tây để Nga sớm hoà nhập vào các tổ chức kinh tế, an ninh ở khu vực và thế giới
Thứ ba; từ việc khẳng định vai trò của mình trong các nước SNG Nga tiếp tục khẳng địnhvị thế cường quốc của mình trên trường Quốc tế trong trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nga đã triển khai qua hai gia đoạn của sự điều chỉnh;
a) Giai đoạn từ 1991đến 1993
Điểm chốt yếu trong chính sách đối ngoại của Nga là hướng về Phương Tây với lý do là trong ban lãnh đạo Nga lúc đó hy vọng Nga sẽ thực hiện được những biện pháp củng cố quyền lực chính trị, nhận được sự đầu tư của Phương Tây để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách Nga về Phương Tây ngay từ đầu đã bộc lộ những hạn chế, Nga không đem lại kết quả như mong muốn, Nga đứng trước nguy cơ bị cô lập, mất vai trò chủ động trong việc sắp xếp lực lượng ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương. Nga đã đánh mất vai trò của thành viên chi phối không gian ở khu vực . Để đối phó với tình hình này, tháng 12/1993 chính sách đối ngoại của Nga có bước thay đổi. Nga đã áp dụng chính sách đối ngoại theo định hướng “cân bằng Đông - Tây” Nga bắt đầu chú trọng đến các quan hệ với Phương Đông. Chính sách đối ngoại trên của Nga đã ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Nga giai đoạn này, làm cho quan hệ hai bên bị trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó hệ quả lớn nhất là sự suy giản mối quan hệ truyền thống vốn có bề dày mà hai bên được kế thừa.
b. Giai đoạn 1994 đến nay
Trong giai đoạn này chính sách "cân bằng Đông - Tây" đã được điều chỉnh, chủ trương nhượng bộ trong quan hệ với Mỹ và các nước Phương Tây của Liên Bang Nga được thay thế bằng nguyên tắc đối ngoại “ưu tiên trước hết cho lợi ích quốc gia dân tộc” điều này đã được thể hiện đầy đủ ở nguyên tắc đối ngoại trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga do Tổng thống B. Yelsin phê chuẩn tháng 1 năm 1994.
Để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mấy năm gần đây Nga đã tham gia vào các hoạt động của diễn đàn an ninh khu vực ASEAN,ARF . Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...
Việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam á mở rộng quan hệ với các nước ASEAN tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa Liên Bang Nga với các nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam á nói riêng là tiền đề quá trình cho khu vực tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt - Nga lên một bước cao hơn, có hiệu quả hơn là bạn hàng truyền thống và quen thuộc với mặt hàng Việt Nam. Đây là cơ hội thúc lợi để hai bên tăng cường mạnh mẽ hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế.
II - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga được thiết lập trên cơ sở kế thừa phần lớn của quan hệ hữu nghị Việt - Xô truyền thống. Tuy nhiên từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã đến nay mối quan hệ giữa hai nước được ghi nhận bằng những chuyển biến tích cực. Xuất phát từ lợi ích kinh tế- chính trị và nhu cầu riêng của mỗi nước nên tính chất quan hệ của hai nước thay đổi một cách căn bản. Nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực sau :
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
Do tác động của tình hình quốc tế sau chiến trnah lạnh và những vấn đề đặt ra trong nội bộ của mỗi nước. Từ khi Liên Xô tan rã quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga có thể nói phát triển qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau.
a. Giai đoạn từ 1991 đến 1993
Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga bị trì trệ, lạnh nhạt, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai cấp cao giữa hai nước không tiến hành hay có tiến hành thì chỉ tiến hành mang tính chất xã giao. Cụ thể là cuộc đàm pháp Việt Nam - Liên Bang Nga nhân chuyến thăm của phó Thủ tướng Việt Nam Trần Đức Lương sang các nước SNG tháng 7 năm 1992 đã không đạt được kết quả mong muốn về m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status